Ngày cập nhật: 10/01/2017
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Phạm Văn Thắng-Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự về việc Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự
do-Hạnh phúc
___________________
QUAN ĐIỂM
LUẬT SƯ
Bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Phạm Văn Thắng-Người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự về việc Tranh chấp Hợp đồng vay
tài sản giữa:
Nguyên đơn:
Công ty TNHH Hợp tác Đầu tư Bất động sản Linh Anh
Bị đơn: Bà
Cao Thị Hòa địa chỉ: 127 phố Triệu Việt Vương, Hà Nội
Kính
thưa HĐXX phúc thẩm Toà án nhân dân thành phố Hà Nội
Căn cứ kết
quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa xét xử phúc thẩm
Tôi - luật sư Phan Thị Hương Thủy
thuộc Công ty luật TNHH Hoàng Long (Đoàn luật sư Hà Nội) xin trình bày quan điểm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Phạm Văn Thắng cụ thể như sau:
Ngày 12/6/2014 Tòa án Nhân dân
quận Hai Bà Trưng ra quyết định thụ lý số 36/2014/TL-DS về Tranh chấp hợp đồng
vay tài sản giữa nguyên đơn - Công ty Linh Anh với bị đơn là bà Cao Thị Hòa và
ông Phạm Văn Thắng được tòa án xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan trong vụ án vì bà Hòa đã dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Thắng
thế chấp cho Công ty Linh Anh.
Ngày 27/10/2014 ông Thắng nộp Đơn yêu cầu độc lập đối với
Nguyên đơn –Công ty Linh Anh với yêu cầu trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất do UBND huyện Thanh Trì cấp mang tên Phạm Văn Thắng theo Quyết định số
898/QĐ-UB ngày 15/9/1994 vào sổ cấp GCN
số 01161 đối với thửa đất số 609 tờ bản đồ số 1 diện tích 114m2 (trong đó có
14m2 giao lưu không đường) tại thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội (sau
đây gọi tắt là Giấy chứng nhận QSD đất).
Ngày 30/8/2016 Tòa án Nhân dân
quận Hai Bà Trưng đã mở phiên tòa xét xử vụ án nêu trên bằng bản án số
15/2016/DS-ST nhưng đã không giải quyết yêu cầu độc lập của ông Phạm Văn Thắng
vì cho rằng: “yêu cầu đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền
của tòa án” (trang 18).
Tại trang
13 bản án sơ thẩm đã nêu căn cứ để xác định yêu cầu của ông Thắng không thuộc
thẩm quyền của tòa án là: “Căn cứ vào Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày
21/9/2011 của Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết các
yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trong đó có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đã vận dụng điểm 8 khoản 6 Luật Ngân hàng Nhà nước về
định nghĩa giấy tờ có giá thì giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản không được
coi là “giấy tờ có giá”.
Ngày
6/9/2016 ông Thắng đã có đơn kháng cáo đối với phần quyết định này của Bản án
sơ thẩm đề nghị Tòa án cấp phúc giải quyết yêu cầu độc lập của ông trong cùng
vụ án dân sự giữa các nguyên đơn bị đơn như nêu trên.
NỘI DUNG
KHÁNG CÁO VÀ CĂN CỨ KHÁNG CÁO CỦA ÔNG PHẠM VĂN THẮNG ĐỐI VỚI BẢN ÁN SƠ THẨM
I-Quyết
định không đúng pháp luật.
Cụ thể bản
án sơ thẩm xác định yêu cầu đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc
thẩm quyền của tòa án là không đúng pháp luật tôi xin chứng minh cụ thể như
sau:
Thứ nhất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chứ
không phải giấy tờ có giá.
Theo quy
định tại điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Nói một
cách cụ thể thì điều 163 đã quy định tài sản gồm 4 loại: 1)vật, 2)tiền, 3)giấy tờ có giá và 4)các quyền tài sản.
Theo quan
điểm của tôi giấy chứng nhận QSD đất (và các loại giấy về quyền sở hữu như:
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký ô tô, xe máy…) là “vật” chứ
không phải “ giấy tờ có giá” như quan điểm của Công văn 141.
Căn cứ để
xác định giấy chứng nhận QSD đất phải hiểu là “vật” như sau:
Theo từ
điển tiếng Việt thì vật là “cái có hình
khối, tồn tại trong không gian và có thể nhận biết được”.
Bộ luật dân
sự năm 2005 phân loại tài sản thành vật chính và vật phụ (điều 176), vật đặc
định (khoản 2 điều 179).
Theo khoản
2 điều 179 quy định vật đặc định: “là vật
phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình
dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí”.
Tại khoản 1
điều 97 Luật đất đai năm 2013 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là “một mẫu giấy” –hình chữ
nhật có thể nhận biết được cụ thể như sau: “Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, có quyền sở hữu nhà ở
và tài sản gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” .
Thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một vật đặc biệt
vì có tính liên quan mật thiết đến thửa đất cụ thể mà người được cấp giấy đang
sử dụng hợp pháp (nhưng có thể tồn tại độc lập).
Luật dân sự
Việt Nam phân chia vật thành vật chính và vật phụ. Tại điều 176 Bộ luật dân sự
năm 2005 quy định về vật chính và vật phụ như sau:
“1.Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác
công dụng theo tính năng.
2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác
công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời
vật chính.
Khi thực hiện chuyển giao vật chính thì phải chuyển
giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Tại khoản
16 điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử
dụng đất.
Theo quy
định tại khoản 1 điều 168 Luật đất đai 2013 thì “người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất”.
Đối chiếu
vào điều 176 Bộ luật dân sự về mối tương quan giữa vật chính và vật phụ thì quyền
sử dụng thửa đất là vật chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cho thửa
đất cụ thể đó) là vật phụ. Nếu không có giấy chứng nhận thì người sử dụng đất
chỉ có thể ở trên đất chứ không được thực hiện bất cứ giao dịch liên quan đến
đất. Mặt khác nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị người khác chiếm hữu thì
người này cũng không thể làm gì nếu không có văn bản ủy quyền của người sử dụng
đất.
Căn cứ điều
164 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về quyền sở hữu bao gồm “quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”.
Nếu không
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất chỉ được chiếm hữu,
sử dụng đất chứ không thể định đoạt đất.
Thứ ba: Chứng minh yêu cầu độc lập của ông Thắng đối với
Công ty Linh Anh thuộc thẩm quyền của tòa án.
Theo quy
định tại khoản 2 điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án có thẩm
quyền giải quyết: “ Tranh chấp về quyền
sở hữu hoặc các quyền khác đối với tài sản”.
Căn cứ yêu
cầu độc lập của ông Thắng buộc Công ty Linh Anh phải hoàn trả giấy chứng nhận
QSD đất được coi là tranh chấp về quyền chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp
luật, làm cản trở đến việc thực hiện các giao dịch liên quan đến thửa đất số
609 tờ bản đồ số 1 thôn 1 xã Đông Mỹ huyện Thanh Trì của ông Thắng (nguồn gốc
là đất giãn dân đã được UBND huyện ThanhTrì cấp giấy chứng nhận mang tên Phạm
Văn Thắng từ năm 1994) thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Căn cứ khoản 1 điều Luật đất đai năm 2013 thì ông
Thắng –với tư cách là người sử dụng đất hợp pháp có quyền khởi kiện đối với
hành vi xâm phạm đến quyền sử dụng đất của mình.
Căn cứ điều 255 Bộ luật dân sự năm 2005 quy
định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thì ông Thắng –với tư cách là chủ sở
hữu có quyền yêu cầu Tòa án buộc Công ty Linh Anh phải trả lại tài sản là giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông, phải chấm dứt hành vi chiếm giữ
trái phép giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông.
Căn cứ điều
256 Bộ luật dân sự ông Thắng có quyền yêu cầu Công ty Linh Anh –đang chiếm giữ
không có căn cứ pháp luật phải trả lại giấy chứng nhận.
Do giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Thắng bị Công ty Linh Anh chiếm hữu và không
có căn cứ pháp luật (không có ủy quyền, cho phép của ông Thắng) nên quan hệ
pháp luật tranh chấp của ông Thắng đối với Công ty Linh Anh là “tranh chấp về chiếm hữu tài sản (giấy chứng
nhận QSD đất) không có căn cứ pháp luật”.
Bản án sơ
thẩm quyết định cho Công ty Linh Anh tiếp tục quản lý giấy chứng nhận của ông
Thắng để đảm bảo cho khoản nợ của bị đơn bà Cao Thị Hòa là không đúng pháp
luật.
II-Có sai
lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật. Cụ thể là căn cứ vào Công văn số 141
của Tòa án Tối cao để xác định yêu cầu của ông Thắn không thuộc thẩm quyền của
Tòa án.
Tại trang
13 và 14 bản án sơ thẩm đã cho rằng Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 của
Tòa án Nhân dân Tối cao đã căn cứ điều 163 của Bộ luật dân sự (về định nghĩa
tài sản)và điểm 8 điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước (về định nghĩa giấy tờ có giá)
từ đó hướng dẫn các Tòa án cấp dưới thi hành là có căn cứ. Tôi phản bác quan
điểm này của bản án sơ thẩm vì các lý do sau:
-Công văn
141 không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Theo quy định tại điều 1 Luật văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì Văn
bản quy phạm pháp luật trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội và phải
được ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
Về hình
thức: Căn cứ khoản 6 điều 2 Luật VBQPPL quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao ban hành văn bản quy phạm pháp luật bằng hình thức Thông tư (có nghĩa là
không phải là mang tiêu đề “Công văn”).
Về trình tự
thủ tục ban hành: Điều 70 của Luật quy định dự thảo Thông tư của Chánh án
TANDTC phải được đăng tải 60 ngày trên báo điện tử để nhân dân góp ý kiến trước
khi ban hành chính thức.
Do đó tuy
trong Công văn số 141 có chứa quy phạm pháp luật (cụ thể: hướng dẫn các tòa án
không thụ lý các yêu cầu đòi giấy chứng nhận tài sản bao gồm các loại giấy nêu
trên, nếu đã thụ lý thì trả lại đơn kiện đình chỉ việc giải quyết vụ án…) nhưng
trái với Luật VBQPPL nên không có giá trị thi hành.
Mặt khác về giá trị pháp lý thì Công văn số
141 không thể cao hơn Bộ luật dân sự.
III-Không thu
thập chứng cứ và chứng minh đầy đủ theo quy định của Chương VII Bộ luật tố tụng
dân sự.
Bản án sơ
thẩm đã thiếu nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến các yêu cầu của
cac đương sự. Cụ thể đối với yêu cầu độc lập của ông Thắng có liên quan đến ông
Lã Văn Dung –Phó giám đốc Công ty Việt Mỹ là người cho ông Thắng vay tiền và
được vợ chồng ông Thắng lập giấy ủy quyền thế chấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất mang tên ông Thắng. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện
giấy chứng nhận này đã được thế chấp và xóa thế chấp tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Đại Dương- là nơi mà bà Cao Thị Hòa khai là đã đưa tiền vào để lấy các
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó có của ông Thắng. Nhưng trong Tòa án
cấp sơ thẩm đã không đưa ông Lã Văn Dung và Ngân hàng Đại Dương tham gia tố
tụng và cũng không có lời khai của các thành phần này.
Trong quá
trình Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý vụ án để giải quyết theo trình tự
phúc thẩm, ngày 18/11/2016 ông Thắng đã có đơn đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm
tiến hành thu thập chứng cứ tại Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại
dương trụ sở tại Tòa Nhà Deaha, số 360 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đìnhh
Hà Nội (trước đây là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại dương được thay đổi lại
tên gọi và đăng ký kinh doanh theo Quyết định số 663/QĐ-NHNN ngày 6/5/2015 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập Ngân hàng TM TNHH MTV Đại dương
do Nhà nước làm chủ sở hữu);
Căn cứ vào
tài liệu chứng cứ do Tòa án thu thập (hồ sơ thế chấp và xóa thế chấp liên quan
đến thửa đất tại thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội mang tên ông Thắng
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (thời điểm đăng ký thế chấp ngày
29/11/2007 và thời điểm xóa đăng ký thế chấp ngày 24/4/2008) thì thấy có nhiều
tình tiết liên quan đến nội dung vụ án Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ và Tòa án
cấp phúc thẩm không thể khắc phục được đó là:
-Căn cứ Hợp
đồng ủy quyền ngày 18/7/2007 lập tại Văn phòng Công chứng số 5 thành phố Hà Nội
giữa bên thế chấp (vợ chồng ông Thắng) với bên nhân thế chấp ( ông Lã Văn Dung)
có nội dung ủy quyền cho ông Dung thế chấp giấy chứng nhận của ông Thắng cho
bên thứ ba vay vốn của ngân hàng. Tại khoản 2 và khoản 3 điều 3 quy định ông
Dung phải giao lại giấy chứng nhận cho vợ chồng ông Thắng sau khi xong việc.
-Căn cứ Hợp
đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (trong luật đất đai
gọi là bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất) lập ngày 20/11/2007 giữa ba bên: Bên nhận
thế chấp-bên A (Ngân hàng TMCP Đại Dương), bên thế chấp-bên B (ông Lã Văn
Dung), bên vay –bên C (Công ty Cổ phần Việt Mỹ). Tại điều 4 quy định: “Thời hạn
thế chấp kể từ khi ký hợp đồng thế chấp cho đến khi bên vay trả hết nợ cả gốc
và lãi cho bên A”. Tại khoản 1 điều 6
quy định nghĩa vụ của bên A : “Khi chấm dứt hợp đồng thế chấp phải hoàn trả cho
bên B giấy tờ về tài sản thế chấp”.
-Căn cứ vào
Biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng ngày 24/4/2008 ký giữa bên cho vay-bên A
(Ngân hàng Đại Dương) và bên vay –Bên B (Công ty Cổ phần Việt Mỹ có nội dung:
Thống nhất thanh lý hợp đồng tín dụng ký ngày 22/11/2007. Tại điều 3 quy định:
Bên A đã giải tỏa và giao cho bên B và bên thế chấp các hồ sơ và tài sản đảm
bảo (trong đó có giấy chứng nhận của ông Thắng).
-Căn cứ
giấy bàn giao tài sản đảm bảo ngày 24/4/2008 thể hiện bên giao-Phòng dự án Hội
sở Ngân hàng Đại dương giao cho bên nhận là Công ty cổ phẩn Việt Mỹ đại diện là
ông Lê Bình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Thắng.
Việc Ngân
hàng Đại dương bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất |(tài sản thế chấp)
cho Công ty CP Việt Mỹ là không đúng đối tượng mà phải bàn giao cho ông Lã Văn
Dung để ông Dung trả lại cho ông Thắng.Đương nhiên ông Thắng phải chứng minh đã
trả hết tiền vay cho ông Dung để được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Do đó cần
thiết phải triệu tập ông Lã Văn Dung, Công ty CP Việt Mỹ, Ngân hàng Đại Dương
tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Và trong vụ
án này ông Phạm Văn Thắng có quyền yêu cầu ông Lã Văn Dung trả lại giấy chứng
nhận vì công việc ủy quyền đã chấm dứt vào ngày 24/4/2008. Và ông Lã Văn Dung có
quyền yêu cầu Ngân hàng Đại dương bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng
cam kết trả lại tài sản thế chấp khi Công ty CP Việt Mỹ -bên vay đã trả xong
nợ.
Việc bản án
sơ thẩm quyết định Công ty Linh Anh được quyền quản lý giấy chứng nhận của ông
Thắng cho đến khi bà Cao Thị Hòa trả hết nợ cho Công ty Linh Anh là không đúng
pháp luật vì không có căn cứ pháp luật.
Mặt khác
việc bản án sơ thẩm dành quyền khởi kiện của người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan về tranh cho hợp đồng vay có thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất bằng một vụ án dân sự khác cũng không đúng pháp luật vì chỉ có Ngân hàng
Đại Dương có chức năng cho vay tiền và nhận thế chấp bẳng quyền sử dụng đất
nhưng hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp đã chấm dứt từ ngày 24/4/2008. Còn
bà Hòa thế chấp sổ đỏ khi vay tiền của Công ty Linh Anh là giao dịch không hợp
pháp. Mặt khác việc bà Hòa yêu cầu được quản lý giấy chứng nhân quyền sử dụng
đất của ông Thắng cũng không có căn cứ vì trong Biên bản thanh lý hợp đồng tín
dụng không có tên bà Hòa thể hiện bà Hòa là người trả tiền cho Ngân hàng.
Theo quan
điểm của tôi tất cả các yêu cầu của những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
như nêu trên cần thiết giải quyết trong cùng vụ án này thì mới triệt để vì có
tính liên quan đến nhau.
Đề nghị cụ
thể của luật sư:
Căn cứ vào
phân tích nêu trên tôi đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Thắng xác
định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu buộc Công ty Linh Anh phải trả lại
cho ông Thắng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện Thanh Trì cấp
mang tên Phạm Văn Thắng.
Vì bản án
sơ thẩm không thực hiện thu thập chứng cứ và chứng minh đầy đủ do đó căn cứ
điều 310 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tôi đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy
toàn bộ bản án sơ thẩm để chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng
xét xử lại theo quy định của pháp luật.
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2016.
Luật sư
Phan Thị Hương Thủy
Lawvietnam