Quan điểm luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty cổ phần Thương mại Lý Nhân

Ngày cập nhật: 03/10/2014
Tôi là luật sư Phan Thị Hương Thủy thuộc Công ty luật TNHH Hoàng Long (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) xin trình bày quan điểm bảo vệ cho Công ty CPTM Lý Nhân trong vụ án hành chính theo Quyết định thụ lý số 01/2013/TLST ngày 28/3/2013 của TAND huyện Lý Nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

------------------*------------

 

QUAN ĐIỂM LUẬT SƯ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI LÝ NHÂN

 

Kính thưa HĐXX Tòa án Nhân dân huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

 

Tôi là luật sư Phan Thị Hương Thủy thuộc Công ty luật TNHH Hoàng Long (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) xin trình bày quan điểm bảo vệ cho Công ty CPTM Lý Nhân trong vụ án hành chính theo Quyết định thụ lý số 01/2013/TLST ngày 28/3/2013 của TAND huyện Lý Nhân như sau:

Đây là vụ án hành chính mà đối tượng bị kiện là hai Quyết định do Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân Nguyễn Văn Hưởng ký ban hành để thực hiện Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 do Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Đông ký thu hồi 1.558m2 đất của Công ty Cổ phần Thương mại Lý Nhân tại Thị trấn Vĩnh Trụ, Lý Nhân để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm thương mại Tiến Lộc PLAZA gồm:

-Quyết định số 6664/QĐ-UBND ngày 18/8/2011 V/v. phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại với số tiền bồi thường hỗ trợ cho 92 cổ đông của Công ty và 24 người lao động đang kinh doanh tại khu nhà này là 2.805.323.809 đồng (cho đến nay số tiền này vẫn được treo trong tài khoản vì Công ty không chấp nhận vì quá thấp).

- Quyết định số 8497/QĐ-UBND ngày 14/11/2011 ký V/v. Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án xây dựng Trung tâm thương mại tại địa bàn thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân (và ngày 2/12/2011 QĐ này đã được thực hiện xong và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư là Công ty Cổ phần bất động sản Tiến Lộc, Hà Nam (cũng được Tòa  án Lý Nhân xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án).

I- VỀ HÌNH THỨC:

1. Thẩm quyền:

Căn cứ khoản 1 điều 28, khoản 1 điều 29 Luật TTHC thì Tòa án Nhân dân huyện Lý Nhân có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện của Công ty đối với 2 QĐ số 6664 và 8497 của UBND huyện Lý Nhân.

2. Về thời hiệu:

Căn cứ điểm a khoản 2 điều 104 Luật TTHC đơn khởi kiện của Công ty CPTM Lý Nhân được nộp trong thời hạn luật định (1 năm kể từ ngày nhận được).

II- VỀ NỘI DUNG

1.     Tóm tắt vụ án:

Công ty Cổ phần Thương mại Lý Nhân (sau đây gọi tắt là Công ty Lý Nhân) là một doanh nghiệp cổ phần hóa từ năm 2002 hoạt động theo Luật doanh nghiệp với 92 cổ đông. Một trong những tài sản có giá trị của Công ty khi thực hiện cổ phần hóa là tòa nhà hai tầng diện tích mặt sàn 212, 75m2 thuộc thửa số 341, tờ bản đồ số 5, trích lục bản đồ địa chính Thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân. Căn cứ Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ do Tòa án Nhân dân huyện Lý Nhân tiến hành ngày 4/4/2014 xác định:Toàn bộ khối nhà vật kiến trúc này  gắn liền trên diện tích 1.558m2 đất đường Trần Hưng Đạo khu phố 1 Thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân. Tọa lạc tại vị trí trung tâm thị trấn Vĩnh Trụ có 4 mặt giáp đường phố: Phía Bắc giáp đường Trần Hưng Đạo có con đường tỉnh lộ DT4901 đi qua. Phía Đông giáp phố Vũ Văn Lý. Phía Tây giáp đường Trần Thánh Tông. Phía Nam giáp Đài truyền thanh huyện Lý Nhân.

Đến năm 2006 theo Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 29/8/2006 của UBND tỉnh Hà Nam diện tích đất nêu trên được chuyển từ hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất trả tiền hàng năm.

Ngày 7/9/2006 UBND tỉnh Hà Nam cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Lý Nhân để sử dụng vào sản xuất kinh doanh với thời hạn thuê 30 năm.

Ngày 13/9/2006 UBND tỉnh Hà Nam đại diện là ông Nguyễn Thành Nam-phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đã ký Hợp đồng thuê đất số 422/HĐTĐ theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm với Công ty với thời hạn thuê là 30 năm (từ năm 2006 đến năm 2036).

Vì nằm ở trung tâm thị trấn nên tòa nhà Bách hóa này là nguồn thu nhập chủ yếu của Công ty.Toàn bộ diện tích ......m2 tại đây có 18 cửa hàng kinh doanh được Công ty giao cho 24 người lao động của Công ty sử dụng để kinh doanh bán hàng theo chế độ khoán chia làm 2 khu vực:

- Cửa hàng Bách hóa: Căn cứ các biên lai nộp thuế từng quầy hàng kinh doanh vào thời điểm tháng 11 năm 2010 (khi bị thu hồi đất) thì mức thu khoán theo kế hoạch của Công ty là 7.141.000 đồng.

Trong quá trình sử dụng các hộ kinh doanh cũng đã tiến hành đầu tư cải tạo theo sự cho phép của Công ty.

Ngày 27/9/2010 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam ký Quyết định số 1034/QĐ-UBND thu hồi diện tích 1.558m2 tại đây để giao cho Công ty TNHH Thương mại- kinh doanh bất động sản Tiến Lộc thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm thương mại và ngày 2/12/2011 UBND huyện Lý Nhân thực hiện cưỡng chế thu hồi và bàn giao cho Công ty Tiến Lộc. Như vậy tính đến năm 2011 thì việc khai thác kinh doanh tòa nhà này mới được 5 năm trong tổng số thời hạn thuê đất 30 năm. Ngày.../.../2011 UBND tỉnh Hà Nam mới ra Thông báo chấm dứt Hợp đồng thuê đất số 22 với Công ty.

Ngày 27/9/2010 Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân Trương Minh Hiến ký ban hành Quyết định số 8269/QĐ-UBND V/v. phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại với tổng số tiền bồi thường hỗ trợ cho 92 cổ đông của Công ty và 24 người lao động đang kinh doanh tại khu nhà này là 4.688.984.000 đồng.

Do Công ty và các cổ đông khiếu nại không đồng ý với phương án bồi thường nêu trên nên ngày 18/8/2011 Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân Nguyễn Văn Hưởng ký ban hành Quyết định 6664/QĐ-UBND V/v. phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB cho dự án nêu trên thay thế Quyết định số 8269/QĐ-UBND ngày 29/11/2010 của UBND huyện Lý Nhân. Nhưng sửa đổi lại số tiền bồi thường chỉ là 2.805.323.809 đồng.

Ngày 22/8/2011 Công ty Lý Nhân và 92 cổ đông có đơn khiếu nại không đồng ý với  phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân phê duyệt tại Quyết định số 6664.

Trong khi Công ty chưa nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện Lý Nhân thì ngày 14/11/2011 Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân Nguyễn Văn Hưởng đã ký ban hành Quyết định số 8497/QĐ-UBND V/v. Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án xây dựng Trung tâm thương mại tại địa bàn thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân.

Ngày 2/12/2011 UBND huyện Lý Nhân tổ chức cưỡng chế thực hiện Quyết định số 4897 và lực lượng cưỡng chế do ông Chủ tịch Nguyễn Văn Hưởng trực tiếp chỉ đạo đã phá toàn bộ tòa nhà hai tầng cùng các công trình xây dựng trên diện tích 1.558m2 đất để giao mặt bằng cho Công ty Tiến Lộc. Vào thời điểm thực hiện cưỡng chế tại 7 quầy hàng ở tầng 1 tòa nhà có hàng hóa, tài sản của 7 cổ đông của Công ty đã bị lực lượng cưỡng chế đưa ra khu vực cưỡng chế không lập biên bản thu giữ, không kiểm đếm, và vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh ra khỏi tòa nhà mà không có sự chứng kiến của đại diện Công ty CPTM Lý Nhân.

Sau khi thực hiện cưỡng chế, Công ty Lý Nhân và 7 cổ đông có tài sản bị thu giữ tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến UBND huyện Lý Nhân đòi bồi thường thiệt hại về tài sản và tinh thần. Cho đến nay UBND huyện Lý Nhân vẫn chưa ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại của Công ty và 7 cổ đông theo quy định của pháp luật.

Không đồng ý với các quyết định của UBND huyện Lý Nhân về phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB do Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân  Nguyễn Văn Hưởng ký nên Công ty CPTM Lý Nhân đã tiến hành khởi kiện đối với các quyết định của UBND huyện Lý Nhân.

Qúa trình khởi kiện hành chính của Công ty như sau:

- Ngày 8/9/2011 Công ty CPTM Lý Nhân do ông Ngô Văn Tám đại diện ký đơn khởi kiện hành chính lần thứ nhất đối với Quyết định số 6664 về phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ với số tiền 2,8 tỷ đồng. Ngày 15/9/2011 Tòa án Nhân dân huyện Lý Nhân có Thông báo yêu cầu Công ty sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện và Công ty đã nộp lại đơn vào ngày 21/9/2011. Nhưng sau đó Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện của Công ty với lý do: Ông Ngô Văn Tám không có tên trong đăng ký kinh doanh của Công ty nên không phải là người đại diện hợp pháp của Công ty.

- Ngày 22/11/2011 Công ty Lý Nhân do ông Ngô  Văn Tám-chức vụ giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty cùng ký đơn khởi kiện hành chính đối với Quyết định số 8497 – cũng là quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai của UBND huyện Lý Nhân gửi ra Tòa án Nhân dân huyện Lý Nhân. Đơn kiện của Công ty không được Tòa chấp nhận với lý do: những người ký đơn không phải là người đại diện theo hợp pháp của Công ty.

- Ngày 12/12/2011, 7 cổ đông có tài sản bị cưỡng chế vào ngày 2/12/2011 đã nộp đơn khởi kiện đối với Quyết định 8497 và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản. Nhưng đơn của họ cũng không được Tòa Lý Nhân chấp nhận vì lý do: họ không có tư cách pháp nhân và không tên trong Quyết định cưỡng chế.

Ngày 10/5/2012 Công ty Lý Nhân đã tiến hành Đại hội cổ đông theo hướng dẫn của Thanh tra tỉnh Hà Nam. Tại Đại hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Ngô Văn Tám làm Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty với số phiếu 68,68%. Cùng ngày 10/5/2012 Công ty CPTM Lý Nhân đã sửa đổi bổ sung Điều lệ Công ty quy định: “Ông Ngô Văn Tám, chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc là Người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Thương mại Lý Nhân” (điều….)

Căn cứ khoản 2 điều 95 Bộ luật dân sự năm 2005 thì ông Ngô Văn Tám là người đại diện theo pháp luật của Công ty CPTM Lý Nhân.

- Ngày 22/6/2012 Công ty CPTM Lý Nhân do ông Ngô Văn Tám và Hội đồng quản trị Công ty (gồm 5 người) cùng ký vào đơn khởi kiện đối với các quyết định hành chính nêu trên của UBND huyện Lý Nhân gửi Tòa án. Nhưng đơn khởi kiện lần này cũng không được Tòa án chấp nhận với lý do: Những người ký tên trong đơn không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty Lý Nhân. Mặc dù ông Tám đã có tên trong Điều lệ của Công ty với tư cách Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc trên cơ sở Quyết định của Hội đồng quản trị của Công ty CPTM Lý Nhân (nhiệm kỳ 2012-2014) họp ngày 17/5/2012 theo quy định tại khoản 2 điều 91 Bộ luật dân sự.

Công ty đã tiến hành khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án Nhân dân huyện Lý Nhân đến Tòa án tỉnh Hà Nam và Tòa án Nhân dân tối cao theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Ngày 07/02/2013 Tòa Hành chính –Tòa án Nhân dân Tối cao đã có Công văn số 28 gửi Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam đề nghị Chánh án Tòa án tỉnh Hà Nam hướng dẫn Tòa án Nhân dân huyện Lý Nhân phải nhận lại đơn khởi kiện ngày 22/6/2012 của Công ty CPTM Lý Nhân vì ông Ngô Văn Tám chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty CPTM Lý Nhân theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật doanh nghiệp.

Ngày 20/2/2013 Công ty CPTM Lý Nhân do ông Ngô Văn Tám làm đại diện ký gửi Tòa án Lý Nhân Đơn khởi kiện hành chính đối với hai quyết định số 6664 và 8497 của UBND huyện Lý Nhân (đơn đề ngày 22/6/2012) theo hướng dẫn của Tòa án Nhân dân Tối cao.

Ngày 7/3/2013 Tòa án Nhân dân huyện Lý Nhân đã có giấy báo ông Ngô Văn Tám đến để hướng dẫn sửa lại đơn khởi kiện để tòa tiến hành thụ lý. Ngày 14/3/2013 Công ty sửa đổi và nộp lại Đơn khởi kiện theo Biên bản làm việc hướng dẫn của Tòa Lý Nhân.

2.Xác định các vấn đề Người khởi kiện cần phải chứng minh trong vụ án hành chính.

Theo Đơn khởi kiện của Công ty Lý Nhân thì đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính này là quyết định 6664 về phê duyệt phương án BT, HT và quyết định 8497 về cưỡng chế thu hồi đất.

Tại phiên tòa hôm nay đại diện Công ty CPTM Lý Nhân trình bày yêu cầu khởi kiện của công ty là: Xin hủy 2 QĐ số 6664 và 8497 và yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần:

- Lý do xin hủy QĐ 6664 vì xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp cho Người khởi kiện: Số tiền bồi thường về giá trị tài sản trên đất cho Công ty Lý Nhân 2.805.323.809 đồng được UBND huyện Lý Nhân xác định trên cơ sở đơn giá của Nhà nước (thấp hơn nhiều so với giá thị trường), không dựa trên sự thỏa thuận giữa người bị thu hồi đất và nhà đầu tư là trái với khoản 2 điều 28 Nghị định 69; không tính vị trí địa lý và lợi thế kinh doanh của khu vực đất bị thu hồi và thời gian thuê còn lại (25 năm); Quyết định số 8269 ngày 29/11/2010 (quyết định lần đầu) quyết định 6664 (quyết định lần 2) giảm gần 2 tỷ đồng là thiếu căn cứ; không lập phương án bồi thường, hỗ trợ đối với “tài sản gắn liền với đất, phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp”cho 24 người lao động đang bán hàng tại các quầy hàng do họ bỏ tiền vào đầu tư, cải tạo theo sự cho phép của Công ty.

- Còn lý do xin hủy QĐ 8497 là không đúng về thẩm quyền và trái với trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Theo Bảng kê chi tiết số liệu bồi thường mà Công ty yêu cầu là: 16.379.171.000 đồng bao gồm:

a) Mức thiệt hại thu nhập của Công ty từ tháng 12/2010 đến tháng 3/2013: 521.080.000 đồng.

b) Mất nguồn thu của 24 lao động: 24x5.000.000đ/tháng x28 tháng = 3.360.000.000 đồng.

c) Gía trị của thời hạn thuê đất còn lại (25 năm) do không được kinh doanh: 22.680x12 tháng x25 năm = 6.804.000.000đồng.

d) Tài sản gắn liền trên đất (811m2):4.397.421.931 đồng.

e) Bồi thường thiệt hại về tinh thần với số tiền: 361.410.000 đồng.

- Trong đó người đại diện theo pháp luật của Công ty bằng 10 tháng lương tối thiểu: HSL 5,66X 1.050.000 x10 tháng= 59.430.000 đồng.

- Bồi thường thiệt hại về tinh thần của  người lao động chưa nhận tiền bồi thường hỗ trợ = 301.880.000 đồng

g) Ngoài ra còn đề nghị bồi thường về hàng hóa bị thu giữ trong quá trình thực hiện cưỡng chế vào ngày 3/12/2011.

Theo quy định của Luật TTHC để Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện xin hủy 2 QĐ này, Người khởi kiện cần phải chứng minh các vấn đề sau: Tính có căn cứ và hợp pháp của yêu cầu khởi kiện và chứng minh quyết định hành chính đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ nhất: Chứng minh tính hợp pháp, tính có căn cứ của yêu cầu kiện xin hủy Quyết định 6664

UBND huyện Lý Nhân-Người bị kiện trong vụ án hành chính nêu trên đã khẳng định việc ban hành QĐ 6664 ngày 18/8/2011 và QĐ 8497 ngày 14/11/2011 là đúng quy định của pháp luật.

Tại Văn bản số 208/UBND-TP ngày 4/4/2013 do ông Nguyễn Văn Hưởng-Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân ký gửi Tòa án ND huyện Lý Nhân “V/v. ý kiến của UBND huyện Lý Nhân đối với Đơn khởi kiện của Công ty CPTM Lý Nhân” ghi ý kiến như sau:

“  Căn cứ Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 của UBND tỉnh Hà Nam về việc thu hồi và giao đất cho UBND huyện Lý Nhân để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dưng Trung tâm thương mại trên địa bàn thị trấn Vĩnh Trụ...

Việc UBND huyện Lý Nhân ban hành Quyết định số 6664/QĐ-UBND ngày 18/8/2011 về phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dưng Trung tâm thương mại trên địa bàn thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; Quyết định số 8497/QĐ-UBND ngày 14/11/2011 về việc cưỡng chế thu hồi thực hiện GPMB phục vụ Dự án đầu tư xây dưng Trung tâm thương mại trên địa bàn thị trấn Vĩnh Trụ đã căn cứ vào các quy định của pháp luật như: Luật đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai, các Quyết định do UBND tỉnh Hà Nam ban hành như: Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 26/10/2009 về việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 28/3/2011 về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 07/01/2011 về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc và di chuyển mồ mả khi nhà nước thu hồi đất; Quyết định 17/2011/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 về việc sửa đổi quy định hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm khi nhà nước thu hồi đất v.v.v”

Trước hết tôi xin chứng minh QĐ 1034 -căn cứ để UBND huyện Lý Nhân ban hành Quyết định số 6664 là không hợp pháp.

Quyết định 1034 ngày 27/9/2010 UBND tỉnh Hà Nam về thu hồi 1.558m2 đất của Công ty Lý Nhân để giao cho UBND huyện Lý Nhân phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại do Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản Tiến Lộc làm chủ đầu tư.

Công ty Lý Nhân đã tiến hành khiếu nại không đồng ý QĐ 1034 với QĐ này trái pháp luật về trình tự, thủ tục ban hành và có nội dung trái pháp luật, làm xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của Công ty –là người sử dụng đất bị thu hồi đất và làm lợi cho nhà đầu tư. Ngày 18/1/2012 UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành văn bản giải quyết Đơn khiếu nại của Công ty CPTM Lý Nhân.

Ngày 23/9/2011 Công ty CPTM Lý Nhân nộp Đơn khởi kiện đối với QĐ 1034 ngày 27/9/2011 đến Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam. Ngày 16/11/2011 Tòa án tỉnh Hà Nam có văn bản số 0/TB-TA trả lại Đơn khởi kiện vì lý do Công ty hết quyền khởi kiện vụ án hành chính. Ngày 19/11/2011 Công ty khiếu nại thông báo trả lại đơn khởi kiện lên Chánh án Tỉnh Hà Nam chứng minh Công ty đã thực hiện khiếu nại lần đầu đối với QĐ 1034 vào ngày 20/11/2010 (có biên lai gửi bưu điện đề ngày 23/11/2010 gửi Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam). Sau đó Công ty gửi đơn khiếu nại lên Tòa án Nhân dân Tối cao về việc Tòa án tỉnh Hà Nam không thụ lý đơn khởi kiện của Công ty. Tòa án Nhân dân Tối cao đã tiến hành xác minh tại UBND tỉnh Hà Nam về việc Công ty gửi văn bản đến tỉnh để khiếu nại QĐ 1034. Cho đến nay chưa có văn bản trả lời của Tòa án Tối cao về việc Công ty đã tiến hành việc khiếu nại lần đầu đối với QĐ 1034 hay chưa. Giả sử đã có xác định về việc Công ty chưa thực hiện khiếu nại lần đầu thì việc Tòa án tỉnh Hà Nam không thụ lý đơn khởi kiện của Công ty chỉ về mặt hình thức (do không có quyền khởi kiện) điều này có nghĩa nếu QĐ 1034 trái quy định của pháp luật thì không thể căn cứ hợp pháp để UBND huyện Lý Nhân ban hành QĐ 6664 và QĐ 8497 được.

Do QĐ 6664 được ban hành để thực hiện QĐ 1034 và nếu QĐ này là trái pháp luật nên QĐ 6664 cũng là trái luật.

Căn cứ để CM tính hợp pháp của yêu cầu khởi kiện của Công ty là CM tính trái pháp luật của QĐ thu hồi đất số 1034 của UBND tỉnh Hà Nam.

Tại văn bản số 62/UBND-NC V/v xử lý đơn thư ngày 18/1/2012 của UBND tỉnh Hà Nam do Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Đông ký trả lời đơn khiếu nại của Công ty CPTM Lý Nhân đối với QĐ 1034 của UBND tỉnh về việc thu hồi đất của Công ty, đã xác định 3 căn cứ để thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án xây dựng Trung tâm thương mại theo khoản 1, khonar 3 và khoản 9 Điều 38 Luật đất đai năm 2003. Cụ thể:

- Theo khoản 1 điều 38 thu hồi đất để “phát triển kinh tế” theo Quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 22/4/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xay dựng Trung tâm thương mại 05 tầng trở lên trong phạm vi diện tích cửa hàng bách hóa, cửa hàng ăn uống.

- Theo khoản  3 và 9: sử dụng đất không có hiệu quả, người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước cụ thể: “ Công ty không  trực tiếp kinh doanh mà khoán quầy hàng cho một số cổ đông tự kinh doanh. Nguồn thu chính của Công ty là tiền thu khoán các quầy”. Công ty còn nợ tiền thuê đất là 83,401 triệu đồng.

Điều 38 Luật đất đai năm 2003 quy định 12 trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì nội dung cụ thể của 3 trường hợp mà tỉnh thu hồi đất của Công ty như sau: Khoản 1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Khoản 3. Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả; Khoản 9. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước”.

Theo quy định tại khoản 1 điều 38 nêu trên có 4 trường hợp Nhà nước thu hồi đất trong đó thu hồi đất để sử dụng vào “mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng” được quy định cụ thể bằng điều 39 Luật đất đai và thu hồi đất sử dụng vào mục đích “phát triển kinh tế” được quy định cụ thể bằng điều 40 của Luật đất đai.

Tại Văn bản số 62 của tỉnh Hà Nam xác định mục đích thu hồi đất là “phát triển kinh tế”. Điều 40 Luật đất đai năm 2003 quy định cụ thể Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế như sau:

“1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ.

Việc thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.

(Điều 39. Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

2. Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là chín mươi ngày đối với đất nông nghiệp và một trăm tám mươi ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

3. Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.

Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại”.

2. Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất”.)

Căn cứ khoản 3 Điều 41 về Việc thu hồi đất và quản lý quỹ đất đã thu hồi như sau: “Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện việc thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật này thì đất đã thu hồi thuộc khu vực nông thôn được giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý, thuộc khu vực đô thị và khu vực đã được quy hoạch để phát triển đô thị được giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý”.

Như vậy: Do mục đích thu hồi đất phát triển kinh tế tại trung tâm thị trấn Vĩnh Trụ (chứ không phải trong khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế) nên thuộc quy định tại khoản 2 điều 40 Luật đất đai “không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất”.

Thời điểm quyết định thu hồi là thời điểm có hiệu lực của Nghị định Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Do dự án đầu tư sử dụng đất không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất, nên không phải làm thủ tục thu hồi đất mà thực hiện theo các bước quy định tại các điều 29, 30, 31 Nghị định số 69.

Nhưng Quyết định 1034 của UBND tỉnh Hà Nam đã không đúng trình tư, thủ tục quy định nêu trên. Thể hiện tại Văn bản trả lời đơn khiếu nại số 62 của tỉnh Hà Nam đã nêu về trình tự thực hiên việc thu hồi đất của Công ty như sau:

“ Ngày 17/9/2010 UBND tỉnh có thông báo chủ trương thu hồi đất của Công ty giao cho UBND huyện Lý Nhân để giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại tại địa bàn thị trấn Vĩnh Trụ. UBND huyện Lý Nhân đã thông báo chủ trương trên đến Công ty...

Trên cơ sở đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Lý Nhân ngày 27/9/2010 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1034/QĐ-UBND thu hồi 1.558m2 đất của Công ty CPTM Lý Nhân giao cho UBND huyện Lý Nhân thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại,nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội.”

Căn cứ khoản 2 điều 40 Luật đất đai thì nhà đầu tư (tức Công ty Tiến Lộc) mới là chủ thể chịu trách nhiệm lập phương án cơ chế bồi thường hỗ trợ với người sử dụng đất bị thu hồi theo nguyên tắc đối thoại, dân chủ, cùng thỏa thuận theo giá thị trường. Nên việc UBND tỉnh Hà Nam tại Quyết định 1034 giao cho UBND huyện Lý Nhân phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định bồi thường, hỗ trợ trường hợp Nhà nước thu hồi đất là trái luật.

Việc UBND huyện Lý Nhân không chấp nhận đề nghị của Công ty Lý Nhân gặp Công ty Tiến Lộc để thỏa thuận phương án bồi thường, hỗ trợ là trái với điều 41 Nghị định 197 ngày 3/12/2004 quy định trách nhiệm của UBND các cấp “chủ trì việc tiến hành thỏa thuận và chỉ đạo việc thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng, thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất” (khoản 1). Khoản 2 điều này quy định trách nhiệm của UBND các cấp và các cơ quan nhà nước không được “thực hiện các biện pháp không phù hợp với quy định của pháp luật để can thiệp vào việc thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất trong trường hợp đất không thuộc diện thu hồi”.

Việc UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định thu hồi đất của Công ty Lý Nhân khi hợp đồng thuê đất ký kết giữa UBND tỉnh (bên cho thuê đất) với Công ty (bên thuê đất) vẫn còn hiệu lực (sau khi thực hiện QĐ cưỡng chế thu hồi đất thì UBND tỉnh Hà Nam mới có thông báo chấm dứt hợp đồng) là vi phạm nghiêm trọng khoản 2 điều 713 Bộ luật dân sự năm 2005 và điều 4 Hợp đồng thuê đất số 422/HĐTĐ ngày 13/9/2006.

Do QĐ 1034 không hợp pháp về nội dung nên QĐ 6664 cũng không hợp pháp về nội dung cụ thể trái khoản 2 điều 40 Luật đất đai năm 2003.

Giả sử QĐ 1034 ngày 27/9/2011 của tỉnh Hà Nam hợp pháp thì QĐ 6664 của UBND huyện Lý Nhân cũng không hợp pháp về thẩm quyền vì: Theo QĐ 1034 (khoản 1 điều 2 và khoản 1 điều 3) không quy định “ phân cấp” cho UBND huyện Lý Nhân “ phê duyệt” phương án bồi thường hỗ trợ mà chỉ có quy định “giao cho” UBND huyện Lý Nhân thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định pháp luật. Tại phiên tòa vị đại diện UBND huyện Lý Nhân trả lời thuật ngữ “giao cho” cũng được hiểu là tỉnh đã phân cấp cho huyện được phê duyệt phương án là không có căn cứ và trái với điểm a khoản 2 điều 43 Nghị định 197 ngày 3/12/2004 của Chính phủ.

Thứ hai: Chứng minh QĐ 6664 làm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Lý Nhân:

Vấn đề cần chứng minh tiếp theo là QĐ 6664 đã làm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp cho Người khởi kiện.

Phía Người bị kiện –UBND huyện Lý Nhân luôn cho rằng việc thu hồi đất của Công ty Lý Nhân thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất do đó áp dụng các quyết định về bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh Hà Nam Công ty Lý Nhân không được bồi thường về đất,đối với tài sản vật kiến trúc của Công ty gắn liền với QSD đất thì chỉ được tính 80% giá trị còn lại nhân với giá trị xây dựng mới vào thời điểm thu hồi đất.

Việc UBND huyện Lý Nhân ban hành QĐ lần 1 ra con số bồi thường, hỗ trợ là 4,6 tỷ còn QĐ lần 2 là 2,8 tỷ đồng. Việc UBND huyện Lý Nhân ban hành 2 QĐ phê duyệt với các con số khác nhau, lần 2 lại ít hơn lần 1 thể hiện sự không chính xác của QĐ. So với Quyết định số 8269 ngày 29/11/2010 (quyết định lần đầu) quyết định 6664 (quyết định lần 2) giảm gần 2 tỷ đồng vì không tính bồi thường tiền hàng hóa tồn kho và thu nhập sau thuế lấy lý do người lao động thắc mắc phương án đền bù lần 1 là thể hiện sự áp đặt, trả thù người khiếu nại của UBND huyện Lý Nhân.   

QĐ phê duyệt lần 2 vừa thiếu nội dung bồi thường lại vừa không chính xác đối với hạng mục trong QĐ thể hiện như sau:

Theo QĐ 6664 phê duyệt con số bồi thường, hỗ trợ là 2.805.332.809 đồng bao gồm 8 mục như sau:

1.Bồi thường vật kiến trúc của Công ty: 1.699.923.439 đ

2. Hỗ trợ vật kiến trúc của cá nhân: 678.448.744 đ

3.  Bồi thường hỗ trợ cây cối hoa màu của Công ty: 1.760.000 đ

4. Bồi thường cây cối hoa màu của cá nhân: 2.425.000đ

5. Hỗ trợ đời sống (do ngừng sản xuất kinh doanh) cho Cty:22.507.000đ

6. Hỗ trợ quầy bán hàng: 120.000.000đ

7. Hỗ trợ di chuyển vị trí kinh doanh: 110.000.000đ

8. Hỗ trợ cho 8 người đang nộp bảo hiểm: 115.262.100đ

+Trong QĐ 6664 còn thiếu các hạng mục như:

- Lợi thế kinh doanh của khu vực đất bị thu hồi và thời gian thuê còn lại (25 năm) là thiệt thòi cho Công ty.

- Giá trị tài sản đầu tư trên đất còn lại (giá trị tài sản đã đầu tư trên đất) theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 111 Luật đất đai năm 2003, điểm c khoản 2 điều 35 Nghị định 181 như nêu trên.

      + Đối với các nội dung có bồi thường nhưng không đúng (thấp) làm thiệt hại cho chủ tài sản:

-Số tiền bồi thường vật kiến trúc của Công ty Lý Nhân (nội dung 1 với con số: 1.699.923.439 đ) là không đúng vì: Theo QĐ 1034 chỉ thu hồi quyền sử dụng 1.558m2 chứ không thu hồi tài sản gắn liền với đất.

Theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật doanh nghiệp thì vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất bị thu hồi thuộc sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó việc bồi thường tài sản này phải theo cơ chế tự thỏa thuận, tự thương lượng giữa người bị thu hồi đất và nhà đầu tư được giao đất thực hiện dự án quy định tại khoản 2 điều 28 Nghị định 69. Thông thường là theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất và có tính đến vị trí lợi thế kinh doanh của khu đất nơi có tài sản.

Về căn cứ để xây dựng phương án bồi thường (để ra số tiền 2,8 tỷ nêu trong Quyết định), QĐ 6664 đã căn cứ vào các quyết định sau:

-  QĐ Số 30/2009-UBND ngày 26/10/2009 của UBND tỉnh Hà Nam về quy định 1 số nội dung bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- QĐ số 01/QĐ-UBND ngày 7/1/2011 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành đơn giá bồi thường, nhà cửa vật kiến trúc và di chuyển mổ mả khi nhà nước thu hồi đất

- QĐ số  09/QĐ-UBND ngày 28/3/2011 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất.

là không đúng vì dự án này không phải trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điều 38 luật đất đai mà là theo khoản 2 điều 40 Luật đất đai (vì mục đích phát triển kinh tế, dự án kinh doanh).

4. Về đơn giá để tính bồi thường:không đúng vì là giá của nhà nước không phải giá thỏa thuận.

QĐ 6664 đã áp dụng QĐ số 01 ngày 7/1/2011 không dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa hai công ty. Theo quy định của luật thì các khoản tiền này là do Công ty Tiến Lộc trả cho cty Lý Nhân theo cơ chế thỏa thuận chứ không phải bị áp giá theo giá của nhà nước.

Trong Quyết định 6664 chỉ có các khoản tiền như nêu trên tổng cộng là 2,8 tỷ là không đúng vì con số này không phải dựa trên giá thỏa thuận giữa người bị thu hồi đất và người được giao đất.  Trong đó số tiền bồi thường cho nhà cửa công trình vật kiến trúc trên đất cho Công ty là 1.699.923.439 đ.

Căn cứ khoản 2 điều 40 Luật đất đai Cty Lý Nhân và Cty tiến Lộc sẽ thỏa thuận với nhau về việc chuyển nhượng tài sản gắn tiền với 1.558m2 chứ UBND huyện Lý Nhân không được áp giá bồi thường nhà cửa công trình của Nhà nước.

Gỉa sử không theo cơ chế thỏa thuận thì ít nhất cũng phải theo đơn giá xây dựng mới chứ không thể bồi thường với mức 80% của giá xây dựng mới theo QĐ số 01 của tỉnh Hà Nam thời điểm 2011 được. Việc UBND huyện Lý Nhân thực hiện bồi thường hỗ trợ theo đơn giá của Nhà nước như đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất, không sát với giá thị trường làm thiệt hại cho Công ty và người lao động.

Tại nội dung bồi thường cho cá nhân (mục 2) cũng không chính xác: Theo quy định của Luật đất đai thì 24 người lao động đang bán hàng tại các quầy hàng do họ bỏ tiền vào đầu tư, cải tạo theo sự cho phép của Công ty nhưng khi lập phương án không cho họ tham gia kê khai, có ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ là vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ quy định tại Nghị định 69. Căn cứ khoản 2 điều 28 Nghị định 69 Công ty Tiến Lộc,ngoài việc thỏa thuận với Công ty Lý Nhân, còn phải thỏa thuận với 24 người này về phương án bồi thường đối với “tài sản gắn liền với đất, phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp” cho họ.

Về đơn giá để tính bồi thường:không đúng vì là giá của nhà nước không phải giá thỏa thuận.

Theo Quyết định 6664 Công ty chỉ được bồi thường số tiền 2,8 tỷ đồng. Trong đó vật kiến trúc của Công ty là 1.699.923.439 đồng. Công ty không chấp nhận số tiền này vì vật kiến trúc gắn liền với đất là tài sản của công ty không thuộc đối tượng bị thu hồi theo QĐ 1034 và là đối tượng được bảo vệ theo Luật Doanh nghiệp và Bộ luật dân sự.

Trong tổng diện tích 1.558m2 đất bị thu hồi theo QĐ 1034 thì tài sản vật kiến trúc của Công ty gắn liền với quyền sử dụng đất khoảng 811m2 bao gồm:

a) Nhà mái bằng tường 220 (tầng 1+2) tổng diện tích 212,75x 2= 425,50m2.

b) 03 nhà mái bằng 1 tầng tường 220 (tổng diện tích: 81,86m2).

c) 02 nhà cấp 4 xây gạch đỏ 220 (tổng diện tích 117,05m2).

d) Lán bán mái xây gạch đỏ, lợp ngói : 18,26m2

đ) Nhà vệ sinh tường xây gạch đỏ: 2,56m2.

e) Ngoài ra là diện tích trên có các vật kiến trúc khác như: Tường gạch , móng, bục, giếng, bể nước, bể phốt:   

QĐ 6664 đã áp dụng QĐ số 01 ngày 7/1/2011 của tỉnh Hà Nam (bảng phụ lục số V phần III) xác định giá trị còn lại của công trình từ 71-80% theo phụ lục số 1 tính với hệ số bồi thường 0,8 để tính bồi thường đối với  nhà cửa vật kiến trúc của Công ty với số tiền 1.699.923.439 đồng là trái với khoản 2 điều 40 Luật đất đai quy định: các khoản tiền này là do Công ty Tiến Lộc trả cho cty Lý Nhân theo cơ chế thỏa thuận chứ không phải bị áp giá theo giá của nhà nước. Vì là tài sản thuộc sở hữu của Công ty nên giá cả phải theo giá thỏa thuận tối thiểu cũng phải bằng giá trị xây dựng mới tại thời điểm bồi thường.

Đối với các tài sản của cá nhân: Căn cứ QĐ 01 ngày 7/1/2011

a) Đối với dãy nhà đã thanh lý cho các cá nhân và các cá nhân này đã nâng cấp sửa chữa, cải tạo được áp đơn giá của nhà nước với số tiền: 424.428.621đ. Vì bị xác định giá trị còn lại chỉ là 60% hệ số tính hỗ trợ 0,6 cũng là trái pháp luật vì không dựa trên giá thỏa thuận giữa người có tài sản trên đất bị thu hồi với nhà đầu tư được giao đất thực hiện dự án.

b) Đối với phần cơi nới: Bà Thủy, hộ Khuyến Nội, bà Đào, bà Hương, bà Bảo, ông Lành, bà Tâm, bà Cần, ông Hiển, bà Hải, bà Thông, bà Hồng, bà Như, bà Hiền, ông Đông, bà Thanh có đơn cho Cty xin cơi nơi. (tính với hệ số bồi thường là 0,8).

Cả hai khoản là: 678.448.744 đ là tiền bồi thường cho các cá nhân.

Việc tính đơn giá của nhà nước là không đúng vì tài sản này gắn liền trên đất nên phải tính cả giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích có nhà cửa, công trình vât kiến trúc gắn liền với đất (diện tích có vật kiến trúc là 811m2) mới đúng.

6) Về nguồn tiền chi trả: tại điều 2 của QĐ 6664 quy định Hội đồng GPMB va Ban GPMB huyện thực hiện chi trả kinh phí cho số tiền 2,8 tỷ là không đúng vì tiền chuyển nhượng tài sản và giá trị tài sản đã đầu tư vào đất sẽ do Cty Tiến Lộc trả theo giá thỏa thuận chứ không phải áp đơn giá của nhà nước.

 

+Quyền lợi bị xâm phạm của Cty Lý Nhân-là doanh nghiệp có tài sản (tòa nhà bách hóa 2 tầng và các công trình xây dựng gắn liền trên 1.558m2 quyền sử dụng đất để giao cho Cty Tiến Lộc nhưng không được thực hiện các quyền theo quy định của luật đất đai năm 2003 và nghị định 181 cụ thể:

Các quyền sau:

a)Quyền được bán tài sản, góp vốn bằng tài sản của mình gắn liền với đất thuê của nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 111 Luật đất đai năm 2003. Cty Tiến Lộc khi mua tài sản của Cty Lý Nhân sẽ được Nhà nước (UBND tỉnh Hà Nam) tiếp tục cho thuê đât với thời hạn thuê còn lại. Lúc này Hợp đông thuê đất của Cty Lý Nhân chỉ cần điều chỉnh ghi tên người sử dụng đất mới chứ không cần phải chấm dứt.

Căn cứ quy định này thì Công ty có quyền chuyển nhượng quyền thuê đất trong thời hạn còn lại (trên có tài sản của Công ty) cho Công ty Tiến Lộc. Theo quy định tại Nghị định 122 ngày 27/12/2011 sửa đổi bổ sung 1 số điều của Nghị định 124 ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất trong thời gian còn lại là 1 khoản chịu thuế của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Công ty CPTM Lý Nhân yêu cầu tính giá trị thời gian thuê đất còn lại (25 năm) do không được kinh doanh là: 22.680.000 đ  x 12 tháng x 25 năm= 6.804.000.000 đồng là có căn cứ. (Ghi chú: số tiền 22.680.000 đ là thu nhập 1 tháng của Công ty do khoán kinh doanh cho 24 hộ tính theo 6 tháng đầu năm 2013).

b)Quyền được chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để được có quyền theo quy định tại điều 110 Luật đất đai.

Hai quyền nêu trên quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 111 Luật Đất đai năm 2003:

"1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

c) Bán tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê theo mục đích đã được xác định;

...đ) Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật này trong thời hạn đã trả tiền thuê đất; trường hợp có nhu cầu chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất trừ đi tiền thuê đất đã trả và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật này".

c) Quyền được thỏa thuận với Công ty Tiến Lộc về giá trị còn lại của tài sản đầu tư trên đất và được Cty này thanh toán vì là người sử dụng đất được Nhà nước giao đất theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 35 Nghị định 181 ngày 29/10/2004.

Quyền này được quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai:

"        2. Giá trị còn lại của tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất thuộc sở hữu của người bị thu hồi đất được giải quyết theo quy định sau:

...c) Trường hợp đất bị thu hồi được Nhà nước giao cho người khác hoặc cho người khác thuê thì người được giao đất, thuê đất có trách nhiệm trả cho người bị thu hồi đất".

a) Đối với các trường hợp thu hồi đất theo quy định tại các khoản 2,3,5,6,7,8 điều 38 luật đất đai thì giá trị tài sản đã đầu tư trên đất sẽ được người được giao đất thanh toán theo quy định nêu trên.

b)  Đối với 24 cổ đông có tài sản đã đầu tư vào đất cũng được Cty Tiến lộc thanh toán với nguyên tắc thỏa thuận như nêu trên.

Đối với QĐ 8497

Tuy khoản 1 điều 5 Luật đất đai quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” nhưng Luật đất đai cũng quy định việc thu hồi đất phải tuân theo “thủ tục thu hồi đất “ theo quy định tại điều 39 Luật đất đai .

Điều này quy định: Nhà nước thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng đối với những trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích “quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng” (theo quy định tại khoản 1 điều 38) và “phát triển kinh tế” (theo quy định tại khoản 1 điều 40).

Căn cứ chứng minh Quyết định 8497 trái luật như sau: 

- Trái khoản 1 điều 38 khoản 1 điều 40 Luật đất đai năm 2003 quy định: Nhà nước quyết định thu hồi đất đối với những trường hợp sử dụng đất theo quy định tại các điều luật nêu trên. Dự án xây dựng trung tâm thương mại tại thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân theo quyết định số 1034 thuộc khoản 2 điều 40 Luật đất đai nên không thực hiện thu hồi đất bằng việc ban hành quyết định thu hồi đất.

- Trái với điều 47 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 quy định: ” UBND các cấp và các cơ quan nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất …trong trường hợp đất không thuộc diện thu hồi”.

- Căn cứ khoản 7 điều 107 Luật đất đai năm 2003 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất : “ giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc hết thời han sử dụng đất”. Trong trường hợp này thời hạn thuê đất của Công ty đến hết năm 2036 và việc sử dụng đất tại khu vực đất mà Công ty đang sử dụng không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất nên Nhà nước không có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất nên việc UBND huyện Lý Nhân ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất là trái luật.

- Giả sử dự án trên thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì việc UBND huyện Lý Nhân ban hành Quyết định 8497 cũng trái quy định của khoản 3 điều 39 Luật đất đai năm 2003: Điều này quy định: Việc cưỡng chế thu hồi đất chỉ thực hiện khi UBND các cấp thực hiện đúng trình tự thủ tục về thu hồi đất, hỗ trợ, tái định cư.

- Trái quy định tại khoản 2 điều 39 Luật đất đai. Điều này quy định điều kiện áp dụng cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất khi Nhà nước đã thực hiện đúng trình tự thủ tục về thông báo cho người có đất bị thu hồi như sau: “Trước khi thu hồi đất, “chậm nhất ...một trăm tám mươi ngày đối với đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư”. Nhưng tỉnh Hà Nam đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục này cụ thể ngày 17/9/2010 (chỉ trước thời điểm ban hành Quyết định 1034 ngày 27/9/2010 mười ngày) thì UBND tỉnh Hà Nam mới gửi Công ty Lý Nhân Thông báo số 93/TB-UBND về chủ trương thu hồi đất của Công ty Lý Nhân giao cho UBND huyện Lý Nhân để giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại tại địa bàn Thị trấn Vĩnh Trụ.

- Căn cứ khoản 1 điều 47 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định “Cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng” như sau:

“Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội, tổ chức, đoàn thể vận động người bị thu hồi đất tự giác thực hiện quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, người bị thu hồi đất cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất thì cơ quan quyết định thu hồi đất ra quyết định xử lý và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật”.

Trong trường hợp này Công ty Lý Nhân không có biểu hiện “cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất” mà Công ty đang tiến hành thủ tục khởi kiện đối với Quyết định số 1034 của UBND tỉnh Hà Nam và Quyết định 6664 của UBND huyện Lý Nhân vì trái pháp luật nên UBND huyện Lý Nhân ban hành quyết định 8497 cưỡng chế thu hồi đất là trái khoản 1 điều 47 Nghị định 197 như viện dẫn ở trên.

Đến thời điểm ban hành quyết định vẫn còn 9 hộ kinh doanh chưa nhaajn tiền đền bù và vẫn còn tài sản trong khu Bách hóa Trung tâm thị trấn Vĩnh Trụ thuộc khu vực bị thu hồi theo Quyết định số 1034 ngày 27/9/2010 của UBND tỉnh Hà Nam.

- Quyết định cưỡng chế số 8497 chỉ quy định đối tượng cưỡng chế là “thu hồi 1.558m2 đất” do Công ty Lý Nhân đang quản lý để kinh doanh trên cơ sở của hợp đồng thuê đất số 422 nhưng không đề cập xử lý tài sản gắn liền trên đất của người bị thu hồi đất là trái điều 5 Luật doanh nghiệp quy định như sau:

Khoản 2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu .

Khoản 3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính”.

- Việc UBND huyện Lý Nhân ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất của công ty trong khi Hợp đồng thuê đất nêu trên vẫn còn hiệu lực là trái với quy định của Bộ luật dân sự và trái với điều 4 của Hợp đồng quy định: “ Bên cho thuê đất đảm bảo việc sử dụng đất của bên thuê trong gian thực hiện hợp đồng , không được chuyển giao quyền sử dụng khu đất trên cho bên thứ ba (trừ trường hợp phải thu hồi đất theo quy định tại điều 38 Luật đất đai)”.

- Ngày 3/12/2011 UBND huyện Lý Nhân thực hiện cưỡng chế đập phá toàn bộ khu Bách hóa (là nhà đang sử dụng làm kho và nơi bán hàng). Đối với 9 hộ kinh doanh chưa nhân tiền đền bù và vẫn còn tài sản trong các quầy hàng cũng bị cưỡng chế là vi phạm nghiêm trọng quyền sở hữu của doanh nghiệp và của công dân.

- Việc thu giữ không có Biên bản, không có đại diện Công ty chứng kiến, trong quá trình cưỡng chế đã xảy ra hiện tượng bị mất mát thất lạc tài sản trên đường vận chuyển từ khu vực bị cưỡng chế đến kho là dấu hiệu của tội hình sự xâm phạm quyền sở hữu của công dân.

 

* Trình tự, thủ tục ban hành:

 Giả sử dự án đầu tư của Công ty Tiến Lộc thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì Quyết định 1034 cũng trái luật vì không tuân thủ quy định trình tự, thủ tục, thông báo thu hồi đất.

-Trái khoản 2 điều 39 Luật đất đai quy định về trình tự thủ tục thông báo: “ Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là...một trăm tám mươi ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư” .

- Trái với Nghị định 69 quy định chi tiết trình tự, thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất:

Khoản 1 điều 28 Nghị định 69  quy định phải có văn bản Thông báo thu hồi đất với nội dung như trên. Ngày 17/9/2010 UBND tỉnh Hà Nam ban hành Thông báo số 93 chỉ là văn bản thông báo chủ trương thu hồi đất chứ chưa phải là Thông báo thu hồi đất theo quy định tại khoản 2 điều 29 Nghị định 69. Nội dung của Thông báo số 93 ngày 17/9/2010 của UBND tỉnh Hà Nam là trái luật vì quyết định giao cho UBND huyện Lý Nhân thực hiện bồi thường khi chưa có địa điểm.

Khoản 2 điều 29 Nghị định 69 thì UBND tỉnh Hà Nam phải thực hiện việc thông báo thu hồi đất theo các hình thức: “thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất, địa điêm sinh hoạt chng của khu dân cư có đất thu hồi”. Rất nhiều cổ đông của Công ty Lý Nhân chỉ biết được việc thu hồi đất khi UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định 1034.

Đến ngày 18/3/2011 UBND tỉnh Hà Nam ban hành Thông báo số 21 với nội dung giới thiệu địa điểm theo Tờ trình số 31 ngày 11/2/2011 của Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần bất động sản Tiến Lộc Hà Nam. Thông báo này cũng không đúng luật vì không xét đề nghị của UBND huyện Lý Nhân mà là theo đề nghị của Công ty CP Bất động sản Tiến Lộc –Hà Nam trong đó chỉ định luôn Chủ đầu tư là Công ty CPBĐS Tiến Lộc –Hà Nam.

 Ngày 15/4/2011 UBND tỉnh Hà Nam có văn bản 282 yêu cầu Công ty Tiến Lộc khẩn trương thực hiện thủ tục dự án theo quy định tại khoản 2 điiều 31 NĐ69 thì mới ban hành QĐ thu hồi đất. Tức là theo khoản 6 điều 29 NĐ69 quy định Chủ đầu tư (Công ty Tiến Lộc) phải xong dự án đầu tư. Khoản 4 điều 30 NĐ 69 quy định các sở, ngành của tỉnh giúp UBND huyện Lý Nhân thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ GPMB. Sau khi thẩm định xong thì Sở TN và MT mới hoàn thành hồ sơ thu hồi đất đề tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất.

Tại Công văn số 564 ngày 6/7/2011 của UBND tỉnh Hà Nam thể hiện ngày 30/7/2011 mới xong ý kiến thẩm định gửi về UBND huyện Lý Nhân nên việc ban hành Quyết định thu hồi đất từ ngày 27/9/2010 là trái trình tự thủ tục.

Theo quy định tại khoản 2 điều 29 Nghị định 69 thì UBND tỉnh Hà Nam phải thực hiện việc thông báo thu hồi đất theo các hình thức: “thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất, địa điêm sinh hoạt chng của khu dân cư có đất thu hồi”. Rất nhiều cổ đông của Công ty Lý Nhân chỉ biết được việc thu hồi đất khi UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định 1034.

Tuy tại điều 2 của Thông báo 21 quy định “Yêu cầu Công ty Tiến Lộc Hà Nam tiến hành các thủ tục theo quy định”.  Nhưng Công ty Tiến Lộc đã không thực hiện quy trình theo quy định tại điều 28, 29, 30 Nghị định 69.

-Theo quy định tại khoản 6 điều 29 Nghị định 69: Sau khi được giới thiệu địa điểm chủ đầu tư phải lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Nội dung dự án đầu tư phải thể hiện phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ và tái định cư.

Theo quy định tại điều 30 Nghị định 69: Sau khi dự án đầu tư của Chủ đầu tư được phê duyệt thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện Lý Nhân có trách nhiệm “lập và trình phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư theo quy định của Nghị định 197 và Nghị định 17”.

Căn cứ khoản 2 điều 31 quy định về thời gian: trong 5 ngày kể từ ngày ra QĐ thu hồi đất thì Sở tài nguyên và môi trường phải trình phương án bồi thường, hố trợ , tái định cư.

Chỉ khi hồ sơ phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được hoàn chỉnh trong đó quan trọng nhất là phải giải thích mọi thắc mắc của những người bị thu hồi đất, điều chỉnh cho phù hợp khi cần thiết, thì lúc đó Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Nam mới chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất cho UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất của Công ty CPTM Lý Nhân giao cho UBND huyện ra quyết định phê duyệt phương án đền bù mà đã được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Nhưng trong trường hợp này thì Quyết định 1034 đã được ban hành trước khi lập phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng là trái quy định với điều 29 của Nghị định 69.

2_- Về thẩm quyền ban hành 2 quyết định 6664 và 8497 của UBND huyện Lý Nhân là trái Luật đất đai và các Nghị định của Chính phủ hướng dân thi hành Luật đất đai.

 

-Việc UBND huyện Lý  Nhân lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng để phục vụ Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại tại địa bàn Thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân là trái khoản 2 điều 40 Luật đất đai. Vì theo quy định này thì nhà đầu tư (tức Công ty Tiến Lộc) mới là chủ thể chịu trách nhiệm lập phương án cơ chế bồi thường hỗ trợ với người sử dụng đất bị thu hồi theo nguyên tắc đối thoại, dân chủ, cùng thỏa thuận theo giá thị trường.

- Vì không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất nên việc UBND huyện Lý Nhân ban hành quyết định 6664 phê duyệt phương án bồi thường là trái với khoản 1 điều 39 Luật đất đai (điều này quy định chỉ trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì Nhà nước mới  thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng)

-Việc UBND huyện Lý Nhân tự áp giá phê duyệt phương án bồi thường, không chấp nhận đề nghị của Công ty Lý Nhân gặp Công ty Tiến Lộc để thỏa thuận phương án bồi thường, hỗ trợ là trái với điều 41 Nghị định 197 ngày 3/12/2004 quy định trách nhiệm của UBND các cấp “chủ trì việc tiến hành thỏa thuận và chỉ đạo việc thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng, thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất” (khoản 1). Khoản 2 điều này quy định trách nhiệm của UBND các cấp và các cơ quan nhà nước không được “thực hiện các biện pháp không phù hợp với quy định của pháp luật để can thiệp vào việc thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất trong trường hợp đất không thuộc diện thu hồi”.

3- Về trình tự, thủ tục ban hành Quyết định 6664 và Quyết định 8497 cũng trái luật.

Quyết định 6664 căn cứ vào Tờ trình của Phòng tài nguyên môi trường huyện Lý Nhân ngày 18/8/2011 đề xuất số tiền 2.805.353.800 đồng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 30 Nghị định 69 là không hợp pháp.

Theo quy định tại khoản 2 điều 31 Nghị định 69 quy định trong vòng 5 ngày kể từ khi có Quyết định  thu hồi đất Hội đồng GPMB trình phương án bồi thường để UBND huyện phê duyệt và niêm yết. Ngày 27/9/2010 tỉnh ban hành Quyết định thu hồi đất nhưng ngày 18/8/2011 UBND huyện Lý Nhân mới ký quyết định 6664 là quá thời hạn.

Khoản 3 điều 31 Nghị định 69 quy định trong vòng 20 ngày là thanh toán tiền.

- Đối với Quyết định số 8497: Vì trái pháp luật về thẩm quyền, thủ tục và nội dung.

- Không đúng thẩm quyền vì dự án xây dựng Trung tâm thương mại do UBND tỉnh Hà Nam ra quyết định thu hồi đất nên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam mới có thẩm quyền ký quyết định cưỡng chế mà không được ủy quyền cho UBND cấp dưới ký.

- Về trình tự, thủ tục không đúng quy định của Luật đất đai:

Việc UBND huyện Lý Nhân ban hành Quyết định 8497 là trái luật vì theo quy định tại khoản 3 điều 39 Luật đất đai việc cưỡng chế thu hồi đất chỉ khi UBND các cấp thực hiện đúng trình tự thủ tục về thu hồi đất, hỗ trợ, tái định cư đúng quy định của điều 29, 30, 31 Nghị định 69 ngày 13/8/2009 của Chính phủ.

- Nội dung quyết định trái Luật đất đai, Luật doanh nghiệp và Bộ luật dân sự:

Giả sử dự án trên thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì việc UBND huyện Lý Nhân ban hành Quyết định 8497 cũng trái quy định của khoản 3 điều 39 Luật đất đai năm 2003: Điều này quy định: Việc cưỡng chế thu hồi đất chỉ thực hiện khi UBND các cấp thực hiện đúng trình tự thủ tục về thu hồi đất, hỗ trợ, tái định cư.

Căn cứ khoản 7 điều 107 Luật đất đai năm 2003 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất : “ giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc hết thời han sử dụng đất”. Trong trường hợp này thời hạn thuê đất của Công ty đến hết năm 2036 và việc sử dụng đất tại khu vực đất mà Công ty đang sử dụng không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất nên Nhà nước không có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất nên việc UBND huyện Lý Nhân ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất là trái luật.

- Trái quy định tại khoản 2 điều 39 Luật đất đai. Điều này quy định điều kiện áp dụng cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất khi Nhà nước đã thực hiện đúng trình tự thủ tục về thông báo cho người có đất bị thu hồi “chậm nhất ...một trăm tám mươi ngày đối với đối với đất phi nông nghiệp” và phải “cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư”.

- Căn cứ khoản 1 điều 47 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định “Cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng” chỉ sau khi đã thực hiện các bước như sau:

“Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội, tổ chức, đoàn thể vận động người bị thu hồi đất tự giác thực hiện quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, người bị thu hồi đất cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất thì cơ quan quyết định thu hồi đất ra quyết định xử lý và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật”.

Trong trường hợp này Công ty Lý Nhân chưa được bồi thường hỗ trợ đúng quy định cụ thể:

+ Theo Quyết định 6664 chỉ bồi thường cho Công ty và các cổ đông số tiền 2,8 tỷ đồng là chưa đúng quy định của pháp luật cụ thể:

 - Không bồi thường đất: là trái khoản 2 điều 40 Luật đất đai năm 2003 vì dự án xây dựng Trung tâm thương mại Lý Nhân không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Việc thu hồi đất của Công ty cũng không thuộc trường hợp nào của điều 38 Luật đất đai (khoản 1, 2).

Dự án nêu trên cũng không thuộc trường hợp nào trong các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai như sau:

Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong các trường hợp sau:

a) Sử dụng đất để đầu tư xây dựng khu công nghiệp quy định tại Điều 90 của Luật Đất đai, khu công nghệ cao quy định tại Điều 91 của Luật Đất đai, khu kinh tế quy định tại Điều 92 của Luật Đất đai;

b) Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

c) Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

d) Sử dụng đất để thực hiện dự án có một trăm phần trăm (100%) vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Căn cứ khoản 6 điều 36 Nghị định 181 ngày 29/10/2004 thì Nhà nước không thực hiện việc thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế đối với dự án không thuộc quy định tại khoản 2 điều này.

Căn cứ khoản 2 điều 40 Luật đất đai quy định: Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất”.

Căn cứ quy định nêu trên thì Công ty Lý Nhân và Công ty Tiến Lộc có quyền thỏa thuận về giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc UBND huyện Lý Nhân không bồi thường về đất cho Công ty Lý Nhân là làm lợi cho nhà đầu tư là Công ty Tiến Lộc.

- Trong phương án phê duyệt cũng không tính vị trí địa lý và lợi thế kinh doanh của khu vực đất bị thu hồi và thời gian thuê còn lại (25 năm) là thiệt thòi cho Công ty, không xác định phầng giá trị còn lại đã đầu tư trên đất cho Công ty theo quy định tại khoản 1 điều 35 Nghị định 181 như sau: “. Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất thành lập Hội đồng định giá để xác định phần giá trị còn lại của tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tài sản đã đầu tư trên đất đối với trường hợp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đầu tư trên đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; phần giá trị còn lại đó thuộc sở hữu của người bị thu hồi đấ”t.

- Về đơn giá: Số tiền bồi thường về giá trị tài sản trên đất cho Công ty Lý Nhân 2.805.323.809 đồng được UBND huyện Lý Nhân xác định trên cơ sở đơn giá của Nhà nước là là trái với khoản 2 điều 28 Nghị định 69 vì không dựa trên sự thỏa thuận giữa người bị thu hồi đất và nhà đầu tư.

- Việc UBND huyện Lý Nhân thực hiện bồi thường hỗ trợ theo đơn giá của Nhà nước như đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất, không sát với giá thị trường làm thiệt hại cho Công ty và người lao động. Mặt khác nhà xưởng, công trình xây dựng trên đất là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Công ty được Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp bảo hộ và Hiến pháp năm 1992 quy định trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì tài sản này mới bị trưng thu, trung dụng nhưng được nhà nước thanh toán theo giá thị trường.

- So với Quyết định số 8269 ngày 29/11/2010 (quyết định lần đầu) quyết định 6664 (quyết định lần 2) giảm gần 2 tỷ đồng vì không tính bồi thường tiền hàng hóa tồn kho và thu nhập sau thuế lấy lý do người lao động thắc mắc phương án đền bù lần 1 là thể hiện sự áp đặt, trả thù người khiếu nại của UBND huyện Lý Nhân.   

-Theo quy định của Luật đất đai thì 24 người lao động đang bán hàng tại các quầy hàng do họ bỏ tiền vào đầu tư, cải tạo theo sự cho phép của Công ty nhưng khi lập phương án không cho họ tham gia kê khai, có ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ là vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ quy định tại Nghị định 69. Căn cứ khoản 2 điều 28 Nghị định 69 Công ty Tiến Lộc,ngoài việc thỏa thuận với Công ty Lý Nhân, còn phải thỏa thuận với 24 người này về phương án bồi thường đối với “tài sản gắn liền với đất, phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp” cho họ.

+Công ty Lý Nhân cũng không có biểu hiện “cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất” mà Công ty đang tiến hành thủ tục khởi kiện đối với Quyết định số 1034 của UBND tỉnh Hà Nam và Quyết định 6664 của UBND huyện Lý Nhân vì trái pháp luật nên UBND huyện Lý Nhân ban hành quyết định 8497 cưỡng chế thu hồi đất là trái khoản 1 điều 47 Nghị định 197 như viện dẫn ở trên.

Đến thời điểm ban hành quyết định vẫn còn 9 hộ kinh doanh chưa nhận tiền đền bù và vẫn còn tài sản trong khu Bách hóa Trung tâm thị trấn Vĩnh Trụ thuộc khu vực bị thu hồi theo Quyết định số 1034 ngày 27/9/2010 của UBND tỉnh Hà Nam.

- Quyết định cưỡng chế số 8497 chỉ quy định đối tượng cưỡng chế là “thu hồi 1.558m2 đất” do Công ty Lý Nhân đang quản lý để kinh doanh trên cơ sở của hợp đồng thuê đất số 422 nhưng không đề cập xử lý tài sản gắn liền trên đất của người bị thu hồi đất là trái khoản 3 điều 5 Luật doanh nghiệp quy định “Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính”.

- Việc UBND huyện Lý Nhân ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất của công ty trong khi Hợp đồng thuê đất nêu trên vẫn còn hiệu lực là trái với quy định của Bộ luật dân sự và trái với điều 4 của Hợp đồng quy định: “ Bên cho thuê đất đảm bảo việc sử dụng đất của bên thuê trong gian thực hiện hợp đồng , không được chuyển giao quyền sử dụng khu đất trên cho bên thứ ba (trừ trường hợp phải thu hồi đất theo quy định tại điều 38 Luật đất đai)”.

- Vì Hiến pháp năm 1992 quy định “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường” (điều 23). Nên việc UBND huyện Lý Nhân tiến hành phá dỡ toàn bộ nhà xưởng, công trình trên khu vực đất thu hồi -là tài sản của Công ty khi chưa thực hiện thanh toán theo giá thị trường cho Công ty là trái Hiến pháp nhất là việc tỉnh Hà Nam thu hồi đất của Công ty để giao cho doanh nghiệp khác thực hiện dự án vì mục đích kinh tế.

- Ngày 2/12/2011 UBND huyện Lý Nhân thực hiện cưỡng chế đập phá toàn bộ khu Bách hóa (là nhà đang sử dụng làm kho và nơi bán hàng). Đối với 7 hộ kinh doanh chưa nhận tiền đền bù và vẫn còn tài sản trong các quầy hàng cũng bị cưỡng chế là vi phạm nghiêm trọng quyền sở hữu của doanh nghiệp và của công dân.

- Việc thu giữ không có Biên bản, không có đại diện Công ty chứng kiến, trong quá trình cưỡng chế đã xảy ra hiện tượng bị mất mát thất lạc tài sản trên đường vận chuyển từ khu vực bị cưỡng chế đến kho là dấu hiệu của tội hình sự xâm phạm quyền sở hữu của công dân.

Trong quá trình lấy lời khai những người có hàng hóa bị thu giữ đều có yêu cầu Uỷ ban huyện Lý Nhân bồi thường thiệt hại do thu giữ hàng hóa không đúng quy định pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài sản. Nhưng tòa án huyện Lý Nhân không thông báo cho họ thực hiện quyền yêu cầu độc lập va nộp tạm ứng án phí là trái với quy định của Luật tố tụng hành chính.

Căn cứ điều 6 Luật tố tụng hành chính về giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính tôi đề nghị tòa án tách yêu cầu bồi thường thiệt hại của thành 1 vụ án dân sự khác để giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự nhằm tạo điều kiện cho các đương sự thu thập chứng cứ.

Theo quan điểm của luật sư tôi cho rằng yêu cầu của Công ty CPTM Lý Nhân  đề nghị lập lại phương án bồi thường hỗ trợ là có căn cứ đó là:

- Tính giá trị của thời hạn thuê đất còn lại (25 năm) do không được kinh doanh (mức tối thiểu là căn cứ vào thu nhập thực tế của Công ty tại thời điểm thu hồi đất): 22.680.000x12 tháng 25 năm = 6.804.000.0000 đồng.

     - Bồi thường tài sản trên đất: Phải dựa trên giá thỏa thuận giữa Công ty và người lao động trực tiếp kinh doanh tại địa điểm bị thu hồi đất với nhà đầu tư chứ không được áp dụng đơn giá của nhà nước vì đây là tài sản tư là đối tượng được bảo vệ theo khoản 3 điều 5 Luật doanh nghiệp quy định: “ Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải đảm bảo  lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp”.

Theo tôi tối thiểu cũng phải bằng giá trị xây dựng mới đối với vật kiến trúc trên diện tích 811m2 và phải bồi thường, hỗ trợ (đối với những khoản tiền còn thiếu) gồm:

Căn cứ vào phân tích nêu trên tôi đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty CPTM Lý Nhân như sau:       

1-Xác định QĐ 6664 ngày 18/8/2011 và QĐ 8497 ngày 14/11/2011 của UBND huyện Lý Nhân ban hành để thực hiện QĐ 1034 của UBND tỉnh Hà Nam về thu hồi đất của Công ty giao cho Công ty Tiến Lộc thực hiện dự án Trung tâm thương mại là không hợp pháp và trái pháp luật.

2-Đề nghị tuyên hủy toàn bộ QĐ6664 để UBND huyện Lý Nhân tiến hành lập lại phương án bồi thường hỗ trợ cho Cty theo đúng quy định của pháp luật.

3-Đề nghị tuyên hủy QĐ 8497 vì trái pháp luật và buộc UBND huyện Lý Nhân bồi thường về tinh thần cho Cty theo quy định của pháp luật.

Đề nghị tách yêu cầu kiện đối với hàng hóa bị thu giữ trong quá trình thực hiện cưỡng chế theo QĐ 8494 bằng 1 vụ án dân sự.

Xin trân trọng cảm ơn.

Hà nội, ngày 7 tháng 8 năm 2014.

Luật sư

(đã ký)

Phan Thị Hương Thủy

* Luật sư Phan Thị Hương Thủy tư vấn pháp luật cho các cổ đông của Công ty CP TM Lý Nhân

20141003_090927-1.jpg

* Luật sư Phan Thị Hương Thủy tham gia buổi xem xét thẩm định tại chỗ khu đất bị thu hồi thời điểm dự án Trung tâm thương mại xong phân xây thô ngày 4/4/2014

P4043893.JPG


P4043866.JPG


P4043868.JPG


P4043877.JPG

Còn đây là các bức ảnh chụp luật sư Phan Thị Hương Thủy cùng với các cổ đông Công ty -chủ sở hữu các tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất bị thu hồi của Công ty CPTM Lý Nhân thời điểm trước khi bị cưỡng chế phá dỡ

S73F5372.JPG

S73F5373.JPG

S73F5382.JPG

S73F5383.JPG

S73F5392.JPG

S73F5393.JPG