Ngày cập nhật: 15/07/2014
Tôi là luật sư Phan Thị Hương Thủy thuộc Văn phòng luật sư Hoàng Long (Đoàn luật sư Hà Nội) xin trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Xuân Thiềng và bà Lê Thị Hồng
Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự
do-Hạnh phúc
-------------*-----------------
QUAN ĐIỂM CỦA
LUẬT SƯ
Bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Xuân
Thiềng và bà Lê Thị Hồng
trong vụ kiện "Chia thừa kế và tài
sản chung" với các
Nguyên đơn:
Nguyễn Đình
Chới + Nguyễn Đình Lai
Kính
thưa Hội đồng xét xử phúc thẩm
Tôi
là luật sư Phan Thị Hương Thủy thuộc Văn phòng luật sư Hoàng Long (Đoàn luật sư
Hà Nội) xin trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn
Xuân Thiềng và bà Lê Thị Hồng như sau:
I. Tóm tắt việc giải quyết vụ án tại tòa án
cấp sơ thẩm:
-Tài
sản mà các đương sự đang tranh chấp ở tại thôn Bắc cầu 1, xã Ngọc Thụy, Gia
lâm, Hà Nội (nay là tổ 18, phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) có nguồn gốc
của vợ chồng cụ Nguyễn Đình Mắn (mất 2004) và Nguyễn Thị Nghiên (mất năm 1983).
Cụ Mắn và cụ Nghiên sinh được 5 người con: Thiềng, Chới, Lai, bà Tịu (mất trước
bố mẹ có 3 con) và anh Nguyễn Đình Hội (liệt sĩ hy sinh không có gia đình).
Ngòai ra hai cụ còn nhận anh Lê Văn Tuấn là con nuôi nhưng không làm thủ tục
pháp lý mà chỉ được các cụ, anh Tuấn cùng họ hàng thừa nhận.
-Theo Đơn khởi kiện của Nguyên đơn (ông Chới và
ông Lai) yêu cầu tòa án quận Long Biên chia thừa kế tài sản của bố mẹ theo quy
định pháp luật vì cho là không có di chúc. Còn ông Thiềng nói cụ Mắn có viết
giấy cho ông toàn bộ tài sản. Tại sơ thẩm ông Thiềng xuất trình các giấy tờ thể
hiện ý nguyện của cụ Mắn đơn đề nghị ngày 29/9/2003 (BL 55), giấy ngày
10/11/2003 (BL 56). Tại phiên tòa sơ thẩm
ông Thiềng xuất trình giấy viết tay ngày 10/9/2003. Nhưng
đều không được tòa án chấp nhận là di chúc thể hiện ý nguyện của cụ Mắn cho ông
Thiềng tài sản.
- Ngày 19/8/2005 tòa án quận
Long Biên xử sơ thẩm quyết định chia di sản của cụ Mắn và cụ Nghiên theo pháp
luật thành 4 phần : ông Thiềng, ông Chới, ông Lai và anh Khải (đại diện cho các
con của bà Tịu). Ngoài ra phần của Thiềng và ông Chới nhiều hơn vì có công nuôi
dưỡng cụ Mắn.
- Sau khi tòa án sơ thẩm sử ông Thiềng, ông Chới,
ông Lai và bà Lê Thị Hồng (vợ ông Thiềng kháng cáo).
Ông Thiềng kháng cáo không đồng ý chia di sản theo pháp luật
vì bố mẹ khi còn sống đã cho ông quyền sử dụng đất thửa vườn tại thôn Bắc cầu
1. Còn ngôi nhà ngói và tài sản trên đất
là của vợ chồng ông (cụ Mắn có để lại nhiều văn bản nói về việc cho ông tòan bộ
tài sản). Còn ông Chới cũng được bố mẹ cho đất và đã bán. Ông Thiềng đề nghị tòa án căn cứ vào các
giấy tờ của cụ Mắn để lại giải quyết bác yêu cầu kiện của các Nguyên đơn.
Bà
Hồng kháng cáo: đề nghị chấp nhận yêu cầu của ông Thiềng. Vì bố mẹ chồng đã cho
vợ chồng bà từ khi các cụ còn sống nên bà đã đứng tên trong sổ địa chính từ năm
1993 (khi đó cụ Mắn đang còn sống) và các ông Chới, Lai không có ý kiến gì. Bà
Hồng đề nghị tòa án xác định công sức của bà tôn tạo duy trì phát triển khối tài
sản (vì từ năm 1983 sau khi cụ Nghiên mất thì chỉ có bà ở tại đây còn cụ Mắn về
ở tại ngôi nhà ông Thiềng mua ở thôn Gia Thượng vì ở đây gần sông Đuống nên
luôn bị ngập lụt, xói lở hàng năm).
Ông
Chới và ông Lai kháng cáo đề nghị tòa án phúc thẩm xét công sức của ông Lai
cũng có công chăm sóc bố.
II. Cung cấp chứng cứ: Trong giai đoạn phúc thẩm ông Thiềng và bà Hồng đã xuất
trình nhiều chứng cứ mới gồm:
+
Tài liệu chứng minh ông Thiềng được cụ Mắn cho tòan bộ tài sản: 4 giấy tờ thể
hiện di chúc của cụ Mắn cho ông Thiềng tòan bộ tài sản còn không cho ông Chới
ông Lai vì bất hiếu với bố mẹ. Trong đó có 1 bản di chúc do ông Hoàng Văn Ngâm
viết hộ. Ông Thiềng đề nghị tòa án căn cứ vào các di chúc do cụ Mắn tự viết và
điểm chỉ để giải quyết còn di chúc nhờ người viết hộ để tham khảo vì tất cả các
di chúc đều thể hiện cùng 1 nội dung.
+
Các tài liệu chứng minh nhà cửa tài sản trên đất là của vợ chồng ông Thiềng chứ
không phải là của cụ Mắn, cụ Nghiên gồm:
-
Giấy xác nhận của ông Nguyễn Văn Kháng ở Bắc Ninh xác nhận bố con ông đã xây
dựng ngôi nhà ngói trên đất vào năm 1970 cho bà Hồng.
-
Xác nhận của ông Lê Văn Viên người đã được bà Hồng thuê đổ đất vào vườn các năm
1995, 1997, 1999 (tại phiên tòa sơ thẩm bà Hồng cũng khai thuê đổ đất nhưng tại
phúc thẩm mới xuất trình được chứng cứ)
-
Xác nhận của bà Nguyễn Thị Nga được bà Hồng thuê làm vườn, trồng cây cối trong
vườn.
-
Xác nhận của bà Nguyễn Thị Bể em ruột cụ Nguyễn Đình Mắn về việc vợ chồng cụ
Mắn cho ông Thiềng nhà đất.
Trước ngày xét xử (ngày 19/1/2006) ông Thiềng đã có đơn xin
hoãn phiên tòa để yêu cầu tòa án tiến hành các thủ tục thu thập chứng cứ theo
quy định của BLTTDS để làm căn cứ giải quyết vụ án:
- Trưng cầu giám định: Vì theo khoản 3 điều 90 BLTTDS quyết
định trưng cầu giám định chưa đầy đủ bất lợi cho ông Thiềng.
- Xác minh tại các nhân chứng: Nguyễn Văn kháng, Lê Văn
Viên, Nguyễn Thị Nga theo quy định tại điều 87.
- Đối chất với các nguyên đơn về các di chúc của cụ Mắn theo
quy địnhu tại điều 88.
-
Yêu cầu làm rõ chứng cứ bị tố cáo là giả mạo nhưng chưa có trả lời cho đương
sự ( cụ thể biên bản xác minh ngày 14/7/2003 của ông Nguyễn Như Đỏ -cán bộ tư
pháp của xã Ngọc Thụy là giả mạo không đúng với ý nguyện của cụ Mắn).
Tại
phần thủ tục, HĐXX cho rằng căn cứ khỏan 2 điều 85 BLTTDS các chứng cứ mà ông
Thiềng mới xuất trình tòa án có thể đi xác minh hoặc có thể không. Việc tòa án
không tiến hành điều tra xác minh các tình tiết mới phát sinh đã không đảm bảo
căn cứ để giải quyết yêu cầu kháng cáo của ông Thiềng và bà Hồng theo quy định
của BLTTDS. Tuy nhiên vì các tài liệu này phù hợp với các tài liệu khác có
trong hồ sơ nên luật sư đề nghị tòa án chấp nhận giá trị là chứng cứ để giải
quyết vụ án.
III.
Các căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Thiềng và bà Hồng.
Sau
khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu do ông Thiềng bà Hồng xuất trình
trong giai đoạn phúc thẩm để chứng minh căn cứ kháng cáo, sau khi nghe thẩm vấn
trực tiếp tại phiên tòa đánh giá về các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, quan
điểm của luật sư là có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo bác yêu cầu khởi
kiện của Nguyên đơn. Việc bản án sơ thẩm chia tài sản là nhà đất tại thôn Bắc
cầu 1 cho 4 người con của cụ Mắn là trái với quy định pháp luật và không phù
hợp với các tình tiết khách quan có trong hồ sơ vụ án.
3.1. Đối
với phần di sản của cụ Mắn (một nửa tài sản tại thôn Bắc cầu 1): Tại trang 4 bản án sơ thẩm nhận
định như sau: về di chúc: Không có căn cứ xác định tờ giấy do cụ Mắn viết ngày
10/9/2003 do ông Thiềng xuất trình tại phiên tòa là di chúc thể hiện ý nguyện
của cụ Mắn. Do đó di sản của cụ Mắn sẽ được chia theo luật. Bản án sơ thẩm còn
căn cứ vào tài liệu mà UBND phường Ngọc Thụy cung cấp đó là Biên bản xác minh
ngày 14/7/2003 do ông Nguyễn Như Đỏ lập ghi nguyện vọng của cụ Mắn là
:"Tài sản của cụ để lại thì con nào cũng là con cháu ai cũng được hưởng
hết". Quyết định của bản án sơ thẩm chia phần di sản của cụ Mắn là không
phù hợp với các tình tiết có trong hồ sơ vụ án cụ thể:
-Cụ Mắn mất năm 2004 có để lại
nhiều văn bản mà bản chất là các di chúc thể hiện ý nguyện của cụ Mắn để lại
tòan bộ tài sản cho ông Thiềng còn không cho ông Chới ông Lai vì hỗn láo và bất
hiếu với bố mẹ.
Ngay từ sơ thẩm ông Thiềng đều
khai "cụ Mắn mất đi có để lại di chúc phân chia tài sản cho các con"
sau này vì để giữ tình cảm "nên gia đình mới thống nhất chia lại đất"
(Biên bản ghi lời khai đối chất ngày 14/4/2005 -BL 63,64). Tại phiên tòa
sơ thẩm ghi nhận: khi chủ tọa hỏi ông Thiềng: " Ông có giấy tờ gì để chứng minh việc cụ Mắn cho ông đất
không? Ông Thiềng xuất trình bản gốc văn
bản do cụ Mắn viết ngày 10/9/2003 và khẳng định chữ viết trong giấy là do bố
tôi viết".
Các văn bản của cụ Mắn có trong
hồ sơ thể hiện ý nguyện của cụ Mắn cho ông Thiềng tài sản gồm:
* Giấy viết tay ngày 2/11/2002 do cụ Mắn tự
tay viết và ký tên (xuất trình tại cấp phúc thẩm)
Nội dung:
Tôi Nguyễn Đình Mắn
Vợ Nguyễn Thị Nghiên chết năm 1983
Bố mẹ liệt sĩ.
Tôi ở với thằng Thiềng từ năm 1983 đến nay
Nhà đất ở thôn Bắc Cầu một tôi cho con trai trưởng là
Nguyễn Xuân Thiềng.
Thằng Chới thằng Lai là con trai chúng nó bất hiếu với bố mẹ
tôi không cho.
Đề nghị ban chính quyền thôn Bắc Cầu một, ủy ban nhân dân xã
Ngọc Thụy chứng giám cho tôi.
Ngày 2-11-2002
Ký tên
Mắn
Nguyễn Đình Mắn.
* Gíây viết tay ngày 2/12/2002 (do cụ Mắn
tự tay viết, ký tên và điểm chỉ) (xuất trình tại cấp phúc thẩm)
Nội dung:
Nhà đất ở Bắc Cầu một tôi cho ông Thiềng là con trai trưởng.
2-12-2002
Ký tên
Mắn
Nguyễn Đình Mắn.
Điểm chỉ hai ngón tay trỏ
*. Giấy viết tay ngày 10/9/2003 ( do cụ Mắn
tự tay viết, ký tên và điểm chỉ) (xuất trình tại sơ thẩm)
Nội dung:
Tôi còn minh mẫn, có thửa vườn ở thôn Bắc Cầu một.
Cho ông Thiềng tất cả sử dụng lâu dài và chuyển nhượng.
Không cho đứa con nào khác vì chúng nó bất hiếu với bố mẹ.
Ngày 10.9.2003
Ký tên
Mắn
Nguyễn Đình Mắn.
Điểm chỉ hai ngón tay trỏ.
* Di chúc ngày 20/7/2003 có cụ Mắn điểm chỉ hai
ngón trỏ (nhờ viết hộ và có hai người làm chứng). Tài liệu mới xuất trình tại
phúc thẩm
Nội dung:
Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
DI CHÚC
V/v Thừa kế di sản quyền sử dụng đất và nhà ở trên đất
Hôm nay ngày 20-7-2003
Tại nhà cụ Nguyễn Đình Mắn
1. Người có di sản: Cụ Nguyễn Đình Mắn
Địa chỉ: Gia thượng, Ngọc Thụy, Gia lâm, Hà Nội
2. Người được nhận di sản: Ông Nguyễn Xuân Thiềng
Địa chỉ: Gia thượng, Ngọc Thụy, Gia lâm, Hà Nội
Nhờ người làm chứng viết hộ:
1. Hoàng Văn Ngâm
Địa chỉ: Ngọc Chi, Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội
2. Lê Văn Nghĩa
Địa chỉ: Vạn Lộc, Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội
Nội dung:
Tôi có ngôi nhà 5 gian, cấp bốn trên thửa đất
Địa chỉ: Thôn Bắc Cầu I, Ngọc Thụy, Gia lâm, Hà Nội
Từ khi vợ tôi là Nguyễn Thị Nghiên chết năm 1983 đến nay.
Tôi giao cho con trai trưởng là Nguyễn Xuân Thiềng quản lý, sử dụng, sở hữu.
Nay tôi tuổi cao nhờ anh viết hộ (nguyện chí) của tôi.
Để lại sau khi qua đời, tôi giao lại thừa kế cho con trai trưởng
là Nguyễn Xuân Thiềng
Địa chỉ: Gia thượng, Ngọc Thụy, Gia lâm, Hà Nội
(toàn quyền sử dụng
sở hữu)
Vậy hai anh làm chứng cho ý nguyện của tôi.
Sau khi viết xong đọc rõ câu chữ cho cụ nghe và mời cụ ký
hoặc điểm chỉ.
Tự điểm chỉ Người
viết di chúc hộ
Ngón cái phải
Ngón trỏ phải Hoàng Văn Ngâm (ký
tên)
Người làm chứng
Lê Văn Nghĩa (ký tên)
Nhận xét: Trong các giấy
tờ viết tay thì có bản di chúc ngày 20/7/2003 nhờ người viết hộ có tiêu đề là
"Di chúc", còn các giấy ngày 2/11/2002, 2/12/2002, 10/9/2003 tuy
không có tiêu đề là di chúc nhưng nội dung thể hiện ý nguyện của cụ Mắn cho ông
Thiềng tòan bộ tài sản nên bản chất cũng là di chúc. Tại Biên bản làm việc ngày
29/12/2005 và tại phiên tòa ông Thiềng vẫn giữ quan điểm đề nghị HĐXX căn cứ
vào các di chúc do cụ Mắn tự tay viết để giải quyết. Còn di chúc ngày 20/7/2003
chỉ để tham khảo chứ cũng không rút. Lý do vì tất cả các di chúc này đều thể
hiện ý nguyện duy nhất của cụ Mắn là cho ông Thiềng tòan bộ tài sản chứ không
cho con nào khác. Lý do mà không đề nghị căn cứ bản di chúc ngày 20/7/2003 là
vì ông Thiềng không biết hai ngưòi làm chứng là ai ở đâu nhưng ông Thiềng khẳng
định dấu vân tay trong bản di chúc này là của cụ Mắn. Do vậy việc tòa án không
trưng cầu giám định vân tay của cụ Mắn theo yêu cầu ngày 19/2/2006 cuả ông
Thiềng là không đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật.
-Tất cả các di chúc này đều có
nội dung phù hợp với lời thừa nhận của Nguyên đơn (ông Chới và ông Lai) thể
hiện tại hai "Đơn xin chia thừa kế tài
sản di sản của cha mẹ tại Bắc cầu 1, xã Ngọc Thụy" ngày
17/2/2002 và 5/3/2003 (BL 03, BL10) cụ thể tại đoạn cuối có nội
dung:
"
Tôi
là Nguyễn Đình Chới cùng với em tôi là Nguyễn Đình Lai đến xin bố tôi cho mỗi người một ít mét
đất (đất ở thổ cư Bắc cầu I) để xây dựng nhà ở cho các cháu nội của cụ xây dựng
gia đình riêng có nơi ăn chốn ở.
Xong: Cụ Nguyễn Đình Mắn cùng với anh
Nguyễn Đình Thiềng con trai cả đã bàn bạc với cụ nhất quyết không cho 2 anh em
chúng tôi và chỉ cho anh Nguyễn Đình Thiềng hơn 800 m2 đất và 5 gian nhà ngói ở
Bắc Cầu I".
-
Tại BL 11 ông Chới và Lai thừa nhận như sau: " Chúng tôi đến gặp ông Thiềng bàn thống
nhất viết tờ kê khai (về chia đất ở) để
nộp cho ông trưởng thôn thì bị cụ Mắn cầm gậy đánh đuổi chúng tôi".
Căn
cứ điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự thì Bị đơn không phải chứng minh khi các
Nguyên đơn đã thừa nhận (là cụ Mắn chỉ cho ông Thiềng tòan bộ tài sản của cụ
còn không cho ông Chới ông Lai vì bất hiếu với bố mẹ).
Trong hồ sơ còn có nhiều tài liệu
thể hiện cụ Mắn lập các di chúc trên đây trong trạng thái minh mẫn:
-
BL 84: Lời khai của bà Nguyễn Thị Hồng nhân chứng xác nhận cụ Mắn mất do già
yếu chứ không phải do bệnh tật.
-
BL 93: Xác nhận của ông Nguyễn Phú Tu phòng TBLS: khi còn sống cụ Mắn đi lĩnh
tiền tuất vì là bố của liệt sĩ sau khi cụ chết thì ông Thiềng mới đi lĩnh.
-
Ngòai các chứng cứ trên đây tại phiên tòa ông Thiềng còn xuất trình đơn của ông có xác nhận của bà con hàng xóm
quanh nơi cụ Mắn ở thể hiện cụ Mắn mạnh khỏe trước khi chết.
-
Các chứng cứ nêu trên phù hợp với các bút tích của cụ Mắn để lại đều thống nhất
một ý nguyện là cho ông Thiềng tòan bộ tài sản (thửa vườn tại thôn Bắc cầu 1
không cho ông Chới ông Lai vì hỗn láo, bất hiếu với bố mẹ).
Căn
cứ các điều 649, 651, 652, 653 655 Bộ luật dân sự quy định về di chúc bằng văn
bản tôi đề nghị HĐXX xác định các văn bản bút tích mà cụ Mắn để lại như nêu
trên là di chúc thể hiện ý chí của cụ Mắn về chuyển quyền sở hữu tài sản cho
ông Thiềng.
Các giấy
viết tay của cụ Mắn đã đảm bảo nội dung của di chúc bằng văn bản theo quy định
tại điều 656 Bộ luật dân sự không có gì là không rõ ràng cụ thể:
- Tại giấy để lại đều rõ ràng về ngày tháng năm lập di chúc
(2/11/2002, 2/12/2002, 20/7/2003, 10/9/2003).
- Trong các giấy cụ Mắn đã viết rõ về nhân thân của mình (là
tôi Nguyễn Đình Mắn, vợ Nguyễn Thị Nghiên mất năm 1983, bố mẹ liệt sĩ Nguyễn
Đình Hội) và nơi cư trú của cụ Mắn thể hiện tại UBND xã Ngọc Thụy và đã đựơc
chính quyền địa phương xác nhận về nơi cư trú của cụ Mắn, và các đương sự cũng
không có tranh chấp về vấn đề này. Trong bản di chúc ngày 20/7/2003 đã ghi rõ
nơi cư trú của cụ Mắn.
- Trong các của cụ
Mắn thể hiện cụ để lại tài sản cho ông Nguyễn Xuân Thiềng là con trai trưởng.
Trong các di chúc không viết tắt và ký hiệu tất cả đều rõ
ràng. Trong bản di chúc ngày2/11/2002 cụ Mắn còn đề nghị chính quyền chứng giám
cho việc lập di chúc của cụ.
Trong tất cả các bản di chúc cụ đều cẩn thận ký viết rõ họ
tên và điểm chỉ thể hiện ý chí của mình.Do đó tôi đề nghị HĐXX chấp nhận giá
trị chứng cứ của các di chúc này để giải quyết vụ án.
* Đối với tài liệu mà UBND phường
Ngọc Thụy cung cấp: Quan điểm của luật sư là tài liệu này không được coi là
chứng cứ vì mâu thuẫn với các chứng cứ khác (như nêu trên), mặt khác ông Thiềng
đã có nhiều đơn tố cáo tài liệu này là giả mạo và yêu cầu ông Đỏ phải rút lại.
Trong hồ sơ đã có tài liệu chứng minh việc tố cáo của ông Thiềng là có căn cứ
đó là: Đơn đề nghị ngày 29/9/2003 gửi UBND xã Ngọc Thụy (BL 55) (ông Thiềng
xuất trình bản pho to tại sơ thẩm và bản gốc tại phúc thẩm).
Nội dung:
Tôi:
Nguyễn Đình Mắn
Vợ
tôi: Nguyễn Thị Nghiên chết năm 1983
Bố
mẹ liệt sĩ Nguyễn Đình Hội
Ngày
14-7-2003 ông Đỏ ông Lượng trưởng thôn Gia thượng đếnnnhà tôi hỏi cụ có một
thửa vườn đất thổ cư ở thôn Bắc cầu một
cụ có chia cho con không. Tôi không cho con nào mà chỉ cho ông Thiềng con trai
trưởng hưởng lâu dài nếu ông Lượng ông Đỏ ông Truyền đã ký và đóng dấu vào biên
bản, các ông các bà cho tôi một bản.
Ngày
29-9-2003
Ký
tên (Mắn)
Nguyễn
Đình Mắn
(Điểm
chỉ)
Ghi chú: Văn bản này đã
phản bác Biên bản xác minh ngày 14/7/2003 (BL 77) mà tòa án Long biên thu thập
tại UBND phường Ngọc Thụy có nội dung là cụ Mắn cho các con tài sản như nhau.
Tại biên bản hòa giải tại xã Ngọc Thụy (BL 17) cũng có xác nhận: khi ông Đỏ và
ông Lượng đến nhà hỏi cụ Mắn cho con nào đất thì cụ trả lời không cho con nào
chỉ cho ông Thiềng là con trai trưởng. Ngòai ra tại BL 17 là tài liệu do tòa án
cấp sơ thẩm thu thập được cũng thể hiện sự giả mạo của Biên bản xác minh ngày
14/7/2003. Đó là Biên bản hòa giải đơn xin hưởng thừa kế tài sản di sản cha mẹ
để lại tại Bắc cầu 1 Ngọc Thụy, Gia lâm,Hà Nội đã ghi nhận như sau: " Cụ
Nguyễn Đình Mắn quyết định chia tài sản di sản của cụ Nguyên Thị Nghiên cho các
con (trong khi cụ Nghiên không có di chúc) chưa phù hợp với luật pháp.
Ngày 14/7/2003 UBND xã phối hợp
với chính quyền địa phương xác minh cụ Nguyễn Đình Mắn có ý kiến cho tài sản di
sản của vợ chồng mình cho con trai trưởng là Nguyễn Đình Thiềng là chưa đúng
với luật pháp quy định" (Biên bản đã được Chủ tịch UBND xã ký và đóng
dấu).
Căn cứ điều 660 Bộ luật dân sự thì
Biên bản xác mịnh ngày 14/7/2003 không được coi là di chúc có chứng thực của
UBND xã, phường, thị trấn vì không đúng thủ tục theo quy định tại điều 661 Bộ
luật dân sự cụ thể: người lập di chúc (cụ Mắn) không ký hoặc điểm chỉ vào giấy
này và cũng không có ngưòi có thẩm quyền của UBND xã Ngọc Thụy chứng thực đóng
dấu. Ông Nguyễn Như Đỏ chỉ là cán bộ tư pháp xã và ông Lê Viết Lượng chỉ là
Trưởng thôn nên không phải là người có thẩm quyền theo quy định của điều 661.
Mặt khác giả sử Biên bản xác minh ngày 14/7/2003 có được coi là di chúc miệng
có 2 ngừoi làm chứng thì theo quy định
tại điều 654 Bộ luật dân sự di chúc này hết hiệu lực sau 3 tháng nếu người để
lại di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt. Theo hồ sơ thể hiện cụ Mắn mất tháng
6/2004 (tức là 1 năm sau) và sau đó cụ còn minh mẫn để lập di chúc trước ngừoi
làm chứng ngày 20/7/2003, tự tay viết di chúc ngày 10/9/2003, đơn đề nghị gửi
UBND xã ngày 29/9/2003.
3.2.
Đối với phần di sản của cụ Nguyễn Thị Nghiên: Tuy
cụ Mắn để lại 4 bản di chúc thể hiện ý nguyện của cụ để lại tài sản (quyền sử
dụng đất) cho ông Thiềng. Nhưng vì mảnh vườn là tài sản chung vợ chồng của cụ
Mắn và cụ Nghiên. Do đó cụ Mắn chỉ có quyền định đoạt một nửa phần của cụ còn
một nửa của cụ Nghiên.
Tại trang 6 bản án sơ thẩm nhận định như sau:
"Cụ Nghiên mất năm 1983, thời hiệu
chia thừa kế di sản của cụ Nghiên đã hết từ ngày 10/3/2003". Tuy cụ Nghiên
không để lại di chúc nhưng tòa án sơ thẩm căn cứ Nghị quyết 02 để chia phần di
sản của cụ Nghiên theo quy định pháp luật về chia tài sản chung vì nhận định: " Nay các đương sự đều thừa nhận di sản,
không tranh chấp về hàng thừa kế và đều đề nghị tòa án căn cứ pháp luật để phân
chia" là không phù hợp với
các tình tiết khách quan có trong hồ sơ vụ án.
*Theo quy định tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2
phần I Nghị quyết 02 ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp
dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
thì: " sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có
tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết
để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các
thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời
hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia
tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt
như sau:
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không
có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì
việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia
tài sản chung."
Theo quy
định này điều kiện để chia là 2 điều kiện để không áp dụng thời hiệu khởi kiện
về quyền thừa kế và chuyển di sản thừa kế thành tài sản chung là: các đồng thừa
kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận là di sản thừa kế của
người chết để lại chưa chia.
Căn
cứ các tài liệu có trong hồ sơ thì không có thỏa mãn các điều kiện mà Nghị
quyết 02 quy định để chuyển phần di sản của cụ Nghiên thành tài sản chung của 4
các thừa kế.
Theo hồ sơ thể hiện:
+ Về
điều kiện thứ nhất: Giữa ông Thiềng và các ông Chới và Lai không thống
nhất về hàng thừa kế. Cụ thể ông Chới ông Lai cho rằng cụ Mắn và cụ Nghiên chỉ
có 5 người con đẻ là ông Thiềng, Chới, Lai, bà Tịu, anh Hội. Còn ông Thiềng cho
rằng cụ Mắn cụ Nghiên còn có 1 người con nuôi là anh Lê Văn Tuấn và anh Hoàng
Minh Khải (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng xác nhận điều này) thể
hiện tại Biên bản ghi lời khai đối chất ngày 14/4/2005 tại tòa án quận Long
Biên (BL 65).
-Lời khai của ông Chới ông Lai: "hai cụ là vợ chồng
duy nhất của nhau và không nhận ai là con nuôi"
- Lời khai của ông Thiềng: '' Bố mẹ tôi có nhận ông Lê
Văn Tuấn là con nuôi''.
-Lời khai của anh Khải:''Ông Tuấn là con nuôi dưới góc
độ tình cảm của gia đình ''
- Tại BL 91 ông Lê Văn Tuấn khai tại tòa án quận Long Biên
ngày 9/8/2005 như sau: " ông bà gia đình ông Lai có nhận tôi làm con
nuôi và từ đó đến nay tôi vẫn sống đối xử với gia đình như một người con, người
em không có gì sai trái với đạo lý (về mặt pháp lý không có giấy tờ thể hiện là
con nuôi về mặt tình cảm cách sống thì gia đình họ hàng đã công nhận cụ thể khi
các cụ qua đời tình gia đình và họ hàng đã chấp nhận cho chở tang như một người
con... Khi bà mất còn lại ông lúc ở nhà ông Thiềng lúc ở nhà ông Chới... tôi và
ông Lai chỉ đi về thăm nom cụ".
Nhận xét: tuy
tại tòa án quận Long Biên ông Tuần không đòi hỏi quyền lợi nhưng giữa các đồng
thừa kế và ông Tuấn phải có sự thừa nhận ông Tuấn cũng là 1 đồng thừa kế nhưng
không yêu cầu quyền lợi thì mới thỏa mãn điều kiện "các đồng thừa kế không
có tranh chấp về hàng thừa kế". Tuy ông Tuấn chỉ là con nuôi tình cảm,
chưa được công nhận về pháp lý nhưng gia đình họ hàng đã chấp nhận như con và
ông Thiềng vẫn xác định là con nuôi của cụ Mắn cụ Nghiên do đó trong trường hợp
này coi như là có "tranh chấp về hàng thừa kế".
+Về điều kiện thứ hai: Không có một tài liệu nào thể hiện các đồng thừa kế đều
thừa nhận là " di sản do cụ Nguyễn Thị Nghiên để lại nằm trong khối tài
sản mà ông Thiềng đang quản lý và chưa chia". Theo quy định
của Nghị quyết số 02 thì phải có sự thừa nhận một cách cụ thể như vậy thì phần
di sản của cụ Nghiên mới chuyển thành tài sản chung và khi có tranh chấp thì
tòa án mới không áp dụng thời hiệu chia thừa kế.
Về phía các NĐ : trước khi khởi kiện ra tòa đều
thể hiện ý chí của các đương sự là xin chia thừa kế phần chứ
không phải chia tài sản chung đối với phần di sản của mẹ (Nguyễn
Thị Nghiên) cụ thể là các tài liệu sau:
- BL 14+59:
Đơn cụ Mắn
- BL 10+ 19: Đơn ông Chới và Lai
- BL 13: Biên bản hòa giải 24/3/2003 theođơn xin
chia thừa kế của hai ông Chới và Lai
- Chính vì các đương sự yêu cầu chia thừa nên
tòa án Long biên thụ lý vụ án chia thừa kế chứ không chia tài sản chung (BL 45:
Thông báo thụ lý của tòa án Long biên)
Tóm lại ý thức của ông Thiềng, Chới, Lai ban đầu
chỉ là thừa kế không phải là tài sản chung phù hợp với các tài liệu nêu trên do
đó thiếu điều kiện "các đương sự đều thừa nhận di sản của người chết (tức
cụ Nghiên để lại và chưa phân
chia". Do thiếu điều kiện này nên di sản thừa kế của cụ Nghiên không thể
chuyển thành tài sản chung của các đương sự. Tuy ông Thiềng và ông Chới và Lai
có ký 1 số biên bản thỏa thuận chia lại đất và sau đấy các đưong sự đều bác bỏ
không thực hiện nhưng các biên bản này không thể làm căn cứ để tòa án chia di
sản của cụ Nghiên theo quy định của pháp luật về tài sản chung được. Và vì thời
hiệu khởi kiện chia thừa kế của cụ Nghiên đã hết (theo quy định tại điều 648 Bộ
luật dân sự) nên cũng không có căn cứ chia như bản án sơ thẩm đã chia.
Tôi xin chứng minh các biên bản hòa giải có
trong hồ sơ vụ án không thể là căn cứ để áp dụng Nghị quyết số 02 đối với phần
di sản của cụ Nghiên cụ thể:
Trong hồ sơ có các biên bản:
- Ngày 26/10/2002 (BL 06): Biên bản này không có
chữ ký của các đương sự nên không có giá trị ràng buộc.
- Ngày 24/3/2003 (BL 13): Biên bản này được lập
khi cụ Mắn đang còn sống nhưng không có chữ ký của cụ Mắn nên không đáp ứng
điều kiện "không tranh chấp về hàng thừa kế".
- Ngày 26/8/2003 (BL 21): Biên bản này không có
chữ ký của ông Thiềng
- Ngày 2/10/2004 (BL 22): Biên bản này không thỏa
mãn điều kiện số 02 về " các đương sự đều thừa nhận về di sản để lại của
cụ Nghiên và chưa phân chia". Do không có câu này nên không thể chuyển
thành tài sản chung.
- Ngày 17/11/2004 (BL 34): Biên bản này cũng
không thỏa mãn điều kiện của Nghị quyết số 02 như phân tích ở trên.
- Ngày 24/7/2005 (BL 57): Biên bản này thể hiện
các đương sự không hòa giải được nên không có giá trị ràng buộc.
Tóm lại có 6 biên bản thì 4 không hợp lệ còn 2
thì không thỏa mãn đìeu kiện của Nghị quyết số 02 nên việc Bản án sơ thẩm nhận
định là các đương sự đều đề nghị tòa án căn cứ Nghị quyết số 02 để phân chia
(trang 6) là không phù hợp với các tình tiết nêu trên và trái quy định của pháp
luật vì tài sản này là thuộc sở hữu chung của vợ chồng ông Thiềng.
*Ngòai điều kiện không áp dụng thời hiệu khởi
kiện, Nghị quyết số 02 còn quy định về điều kiện để quyền sử dụng đất trở thành
di sản. Cụ thể tại mục 1 phần II Nghị quyết 02 quy định: " 1.2. Đối với
trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ
quy định tại các khỏan 1, 2 và 5 điều 50 của Luật đất đai năm 2003, thì kể từ
ngày 1/7/2003 quyền sử dụng đất cũng là di sản không phụ thuộc vào thời điểm mở
thừa kế." Hoặc "1.3. Trên đất có tài sản gắn liền với quyền sử dụng
đất...".Nhưng trường hợp này cũng không thỏa mãn điều kiện này cụ thể:
+ Cụ Nghiên không có tên trong sổ địa chính mà chỉ
có bà Lê Thị Hồng đứng tên từ năm 1993 nên không thuộc trường hợp này. Việc bà
Hồng đứng tên trong sổ địa chính thể hiện tại các tài liệu sau:
-Biên bản xác minh ngày10/8/2005 (BL 95): "Về
phần đất di sản của hai cụ Mắn-cụ Nghiên hiện đứng tên Nguyễn Thị Hồng là vì
năm 1993 lúc đó cụ Mắn đang ở với ông Thiềng nên bà Hồng ra kê khai nên cán bộ
kê khai ghi tên bà Hồng vào thửa đất của hai cụ Mắn-Nghiên.."
-Đơn xin xác minh và xác nhận tên chủ sử dụng
đất của ông Nguyễn Đình Chới (Bút lục số 31) có nội dung: "Theo tờ
trích lục bản đồ địa chính của UBND phường Ngọc Thụy quản lý. Thửa đất của cụ
Nguyễn Đình Mắn ,mang tên bà Hồng là vợ ông Nguyễn Đình Thiềng (con dâu của cha
tôi)....gia đình tôi đề nghị chính quyền thôn cho tôi biết:...nguyên nhân cha
tôi khi còn sống đất lại mang tên bà Nguyễn Thị Hồng là con dâu."
Chứng thực ông Nguyễn Văn Giang nguyên đội
trưởng đội sản xuất, Trưởng thôn Bắc cầu 1 từ năm 1994 -2004:" thửa
đất số 2 tờ bản đồ 31 diện tích 759 m2 là đất thổ cư của hai cụ Nguyễn Đình
Mắn và cụ Nguyễn Thị Nghiên. Trong thời gian từ năm 1993 Nhà nước thu thuế đất
thổ cư đến nay. Tuy cụ Mắn còn sống nhưng địa phương vẫn ghi hoá đơn thuế theo
tên bà Nguyễn Thị Hồng là con dâu của 2
cụ vì bà Hồng là người đến nộp tiền thuế."
-Trích lục bản đồ do UBND xã Ngọc Thụy cấp ngày18/12/2004( BL32) ghi rõ: "Họ
và tên chủ sử dụng đất: Nguyễn Thị Hồng. Địa chỉ: tổ 37 Bắc cầu 1, Ngọc Thụy,
Long Biên. Diện tích 759m2. Tờ bản đồ 31 thửa số 02" .
-Tại phiên tòa sơ thẩm khi chủ tọa hỏi bà Hồng
''Diện tích đất của hai cụ Mắn-Nghiên để lại hiện nay do ai đứng tên trong sổ
địa chính...?'' Bà Hồng trả lời "Trong sổ địa chính thì đứng tên
tôi,xã ghi sai họ của tôi."(BL 121)
+ Tài sản trên đất gồm căn nhà ngói cấp 4 và các
cây cối là của vợ chồng bà Hồng thể hiện:
- Xác nhận của ông Nguyễn Văn Kháng ngày
16/10/2005 : ' Năm 1970 bố tôi là phó cả nghề thợ làm nhà. Tôi có theo bố
tôi ra nhận làm ngôi nhà 5 gian cấp 4 ở Bắc cầu 1 Gia lâm, Hà nội chủ nhà là bà
Lê Thị Hồng nguyên vật liệu do gia đình bà Hồng mua còn bố con tôi chỉ làm công
ăn lương cho gia đình bà Hồng". UBND xã Tam giang đã xác nhận:
"Ông Nguyễn Văn Kháng là con trai của ông Nguyễn Văn Tành có làm nghề thợ mộc như nội dung giấy biên
nhận".
- Xác nhận của bà Nguyễn Thị Nga ngày 18/10/2005
là đã trồng cây cối cho bà Hồng, xác nhận của ông Lê Văn Viên ngày 19/10/2005
là đổ đất vào vườn cho bà Hồng. Nên các tài sản trên đất cũng không phải là của
cụ Nghiên (Bà Nga và ông Viên cũng xác nhận như vậy tại gia đoạn sơ thẩm (BL
116).
-Việc bà Hồng thuê người đổ đất là có thật vì
thửa vườn gần sông ngập lụt hàng năm thể hiện bằng sự thừa nhận của ông Chới và
Lai tại BL 36 như sau: " thửa đất thổ cư này nằm sát bờ sông Đuống
hàng năm mùa mưa bão lũ lụt đất bị sạt lở sói mòn bị ngập úng cả mùa mưa lũ".
Tóm lại: Không có căn cứ áp dụng Nghị quyết số 02 để chia phần di sản
của cụ Nghiên cho các đồng thừa kế.
4. Theo kháng cáo của ông Thiềng và bà Hồng
đều khẳng định được bố mẹ chia cho các con đất từ khi các cụ còn sống căn cứ là:
- Có căn cứ xác định vợ chồng cụ Mắn đã phân
chia đất cho các con khi còn sống: cụ thể Ông Thiềng đựoc chia thửa vườn ở Bắc
cầu 1, ông Chới được mảnh dất dản dân, ông Lai ở tập thể nên không có nhu cầu.
Tại BL 112 ông Chới thừa nhận về ở tại nhà đất
của bố mẹ (360m2 đất dãn dân) nhưng không xuất trình được chứng minh là cụ Mắn
bán nhà đất. Ông Thiềng trình bày là bố mẹ đã cho ông Chới và ông Chới đã bán
đi để lấy tiền mua chỗ đất hiện nay đang ở. Mặt khác có căn cứ là ông Chới
không có điều kiện để mua đất nên chỉ có thể bán đất của bố mẹ cho để mua đất ở
.
BL 96 xác minh của ông Vũ Văn Dũng tổ trưởng dân
phố 19 Ngọc Thụy gia đình ông Chới gặp rất nhìeu khó khăn, bản thân là thương
binh mắc rất nhiều bệnh, gia đình không có thu nhập. Đơn ngày 14/7/2005: ông
Chới khai về hoàn cảnh: "Năm 1975 đi bộ đội về thương binh an dưỡng 1978 chuyển ngành về địa phương xây dựng gia
đình. 1979 có con".
+ Có căn cứ ông Thiềng được bố mẹ chia cho thửa
vườn ở thôn Bắc cầu 1: Tại phiên tòa bà Hồng khai khi UBND xã thông báo kê khai
sử dụng đất, cụ Mắn đã bảo vợ chồng bà : "Bố mẹ đã cho các con đất thì đi
mà kê khai". Vì vậy nên xã đã để bà đăng ký và đứng tên trong sổ địa chính
từ năm 1993 khi cụ Mắn còn sống. Lúc đó các ông Chới và Lai đều biết và không
có ý kiến gì.Tại phiên tòa khi luật sư hỏi ông Chới là có khiếu nại việc bà
Hồng là con dâu được đứng tên trong sổ địa chính không thì ông Chới trả lời
không khiếu nại. Lời thừa nhận này phù hợp với lời khai của bà Hồng là các ông
biết bố mẹ cho vợ chồng bà đất.
Căn cứ các quy định của pháp luật về đất đai cụ
thể: điều 18 Luật đất đai năm 1987, điều 33 Luật đất đai năm 1993, 1998,
điểm b khoản 1 điều 50Luật đất đai năm 2003 thì bà Hồng được xác định là người
sử dụng đất và đã thực hiện việc đăng ký kê khai quyền sử dụng đất mà bố mẹ cho
với UBND địa phương. Việc bà Hồng được đứng tên trong sổ địa chính là
căn cứ để xác định đã được bố mẹ cho đất khi cụ Nghiên còn sống và đã được cụ
Mắn xác nhận trong các bản di chúc mà cụ để lại trước khi mất.
-Bà Hồng cũng trình bày là: Sau này từ năm 2002
các ông Chới Lai đến đề nghị cụ Mắn chia đất thì cụ Mắn không đồng ý (vì đã cho ông Thiềng sử
dụng ổn định rồi). Các ông mới hỗn láo nên mới bị cụ Mắn đánh đuổi đi và từ
không cho đến chịu tang. Do vậy nhà đất tại thôn Bắc cầu 1 là tài sản chung vợ
chồng của vợ chồng ông Thiềng nên mọi hòa giải của ông Thiềng với ông Chới ông
Lai không có ý kiến của bà Hồng đều không có giá trị phù hợp với khoản 3 điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định " việcđịnh đoạt tài sản có giá trị lớn phải có sự bàn bạc
của cả hai vợ chồng".
-Tại phiên tòa phúc thẩm ông Thiềng đã nêu rõ
quan điểm đất tại thôn Bắc cầu 1 là của vợ chồng ông do được bố mẹ cho, còn nhà
cửa tài sản trên dất là của vợ chồng ông tạo dựng. Vì tình cảm nên trước đây
ông đã đồng ý phân chia lại đất cho mỗi
em hưởng 1 ít. Tại giai đoạn sơ thẩm có 1 số lời khai không đúng ý chí của ông
và không phù hợp với thực tế, không phù hợp với lời khai tại phúc thẩm (ví dụ
Bản tự khai ngày 6/4/2005 mục đích là hòa giải để giữ tình cảm) ông Thiềng đề
nghị chỉ lời khai nào phù hợp thì mới lấy, lời khai nào không phù hợp thì bác
bỏ. Đề nghị này phù hợp với BLTTDS nên đề nghị HĐXX chấp nhận.
- Việc bố mẹ cho ông Thiềng đất khi còn sống còn
được cụ Nguyễn Thị Bể -em gái cụ Mắn sinh năm 1927 xác nhận tại văn bản ngày
8/10/2005 như sau: " Nắm 1969 căn nhà bị bão làm đổ thì vợ chồng
cháu Thiềng đứng ra thuê thỡnây dựng căn nhà cấp 4 như hiện nay....Khi anh tôi
còn sống có lần đến chơi thấy anh tôi mắng chửi đánh đuổi cháu Chới cháu Lai ra
khỏi nhà vì đòi chia đất mà đã cho cháu Thiềng không được nên có thái độ hỗn
láo, bất kính với bố mẹ...Tôi là người chứng kiến anh chị tôi đã cho cháu
Thiềng tòan bộ diện tích đất tại thôn Bắc cầu 1".
Tóm
lại: Căn cứ vào các phân tích nêu trên tôi xin đề nghị như sau:
1. Vì có nhiều chứng cứ được xuất trình tại giai
đoạn phúc thẩm và chưa được điều tra xác minh. Đối với các bản di chúc có dấu
vân tay và chữ viết chữ ký của cụ Mắn mà Nguyên đơn đã bác bỏ không chấp nhận
nên Bị đơn đã có đơn đề nghị Tòa án trưng cầu giám định theo quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự nên tôi đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để tiền hành giám định,
xác minh thu thập chứng cứ để làm căn cứ giải quyết vụ án đúng pháp luật.
2. Nếu HĐXX cho là đã đủ để giải quyết không cần
giám định và xác minh thì tôi đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông
Thiềng và bà Hồng bác yêu cầu khởi kiện về chia thừa kế và tài sản chung của
các Nguyên đơn vì căn nhà ngói cấp 4 cùng cây cối trên diện tích đất 759m2 tờ
bản đồ số 31, thửa 2 tại 37 Bắc Cầu 1, Gia Lâm, Hà Nội, nay là tổ 18, Ngọc
Thụy, Long Biên, Hà Nội mà các Nguyên đơn yêu cầu chia là tài sản của vợ chồng
ông Nguyễn Xuân Thiềng và bà Lê Thị Hồng.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 2006.
Luật sư
(đã ký)
Phan Thị Hương Thủy