Ngày cập nhật: 04/07/2014
Trả lời xoay quanh những yêu cầu cần giải đáp về pháp luật của Báo Pháp luật Hồ Chí Minh
Hà Nội, ngày 26/8/2010
Gửi Hạnh Lê
Sau đây là nội dung trả lời theo các câu
hỏi của em như sau:
1. Việc người vợ tố cáo chồng về tội
"giao cấu với trẻ em" có cơ sở pháp lý hay không?
- Căn cứ về cấu thành tội phạm quy
định tại điều 115 Bộ luật hình sự thì người chồng có dấu hiệu của tội giao cấu
với trẻ em, tuy nhiên Cơ quan điều tra vẫn phải tiến hành xác định AND của con
và cha mẹ để có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Tính từ thời điểm người vợ có
thai (mới tròn 14 tuổi) tới khi có đơn tố cáo là hơn 8 năm, nghĩa là vẫn trong
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hai vợ chồng họ đã chung
sống và sinh con trước sự chứng kiến của nhiều người, vậy hành vi trên có còn
tính chất nguy hiểm cho xã hội để phải truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Khoản 1 điều 25 Bộ luật hình sự quy đình : “Người
phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố
hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm
tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.
Tuy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chồng vẫn còn
vì thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 điều 23 Bộ luật hình sự, nhưng
cũng xảy ra tương đối lâu –gần 10 năm. Theo báo đưa tin thì người chồng được bà
con hàng xóm đánh giá là người chí thú làm ăn và luôn
nhận được tình yêu thương của bà con xóm làng-tức là 1 công dân tốt và là người
cha có trách nhiệm yêu thương con nên theo tôi trong trường hợp này có thể coi là người phạm tội
(tức người chồng) không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Còn tính chất của hành vi
giao cấu với trẻ em thì vẫn luôn là nguy hiểm cho xã hội nên cần nghiêm khắc
trừng trị.
3. Một khi hành vi đó vẫn còn trong thời
hiệu truy cứu, nhưng xét thực tế việc xử tội không còn ý nghĩa giáo dục răn đe
thì đường lối xử lý hình sự của pháp luật hình sự Việt Nam là như thế nào? Có thể miễn
truy cứu trách nhiệm hình sự được không?
- Căn cứ điều 45 Bộ luật hình sự quy
định : “khi
quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người
phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Vì cơ quan điều tra đã khởi tố như vậy là
đã có dấu hiệu hình sự tuy việc giáo dục răn đe đối với người chồng không còn ý
nghĩa nhưng việc xử tội đối với hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng này vẫn
có ý nghĩa giáo dục răn đe phòng ngừa chung cho xã hội. Theo quy định của Bộ
luật hình sự VN thì vẫn phải xác định là có tội nhưng có thể miễn cho người
chồng phải chịu hình phạt.
4. Trong vụ việc này, theo bà, nên giải
quyết như thế nào để "có tình có lý", pháp luật vẫn đảm bảo tính
nghiêm minh, đồng thời vẫn thể hiện tính chất nhân đạo của luật Hình sự?
- Căn cứ vào các tình tiết của vụ án qua
kênh thông tin của báo chí tôi cho rằng có thể áp dụng điều 54 Bộ luật
hình sự để miễn hình phạt cho người chồng vì điều này quy định như sau: “
Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều
tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều
46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được
miễn trách nhiệm hình sự”. Những tình tiết giảm nhẹ của người chồng theo quan
điểm của tôi cụ thể là:
- Thời điểm lúc người chồng phạm tội là do
thiếu hiểu biết, ở vùng sâu vùng xa lạc hậu (phạm tội do lạc hậu –điểm k);
- Việc người chồng đã chủ động báo cáo với
bố mẹ để bố mẹ chủ động sang nhà “nạn nhân” hỏi xin cưới khi biết đã mang thai
chứ không có thái độ trốn tránh, ruồng rẫy, gia đình hai nhà đã tổ chức đám
cưới mời bà con hàng xóm đến dự vui vẻ thể hiện người phạm tội đã tự
nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả (điểm b) và
- Có thể áp dụng điểm q để coi đó là thái
độ của người phạm tội tích cực giúp các cơ quan có trách nhiệm phát hiện điều
tra tội phạm;
- Việc tổ chức đám cưới công khai chính
quyền và tổ chức đảng ở địa phương đều biết và coi như ”1 tập quán” nên đã
không có biện pháp xử lý thì đó thuộc về lỗi của chính quyền; giữa hai người đã
có thời gian chung sống gần 10 năm hạnh phúc và đặc biệt chi tiết cháu Phạm
Mạnh Quốc rất thương yêu bố thể hiện người phạm tội thành khẩn ăn năn hối cải
(điểm p) và
- Và có thể áp dụng điểm r –coi đây là
biểu hiện của việc lập công chuộc tội. Nếu không có sự việc người vợ ngoại tình
bị chồng bắt gặp thì cuộc sống chung của họ vẫn rất là hạnh phúc. Việc người vợ
sau gần 10 năm chung sống mới tố cáo chồng là xuất phát từ hằn thù cá nhân chứ
không phải lỗi từ phía người chồng.
Tóm lại: Theo tôi trong trường hợp này
hành vi phạm tội trước đây của người chồng vẫn bị truy cứu hình sự nhưng vào
thời điểm hiện nay mới bị xử lý hình sự thì người chồng không phải chịu hình
phạt. Nên việc bắt tạm giam người chồng là không cần thiết căn cứ vào nhân thân
người và các tình tiết giảm nhẹ mà người chồng được hưởng theo quy định của Bộ
luật hình sự như phân tích ở trên. Đặc biệt là thái độ hoảng loạn, ngơ ngác của
cháu Phạm Mạnh Quốc trước sự việc bố bị bắt giam, lại phải luôn phải sống trong
tình trạng bị mẹ và ông bà ngoại dọa nạt đã thể hiện hậu quả của việc bắt tạm
giam người chồng đã ảnh hưởng mạnh đến tinh thần và cuộc sống bình thường của
cháu bé –đối tượng của Luật bảo vệ trẻ em bảo vệ . Nếu xử lý như vậy thì vẫn
đảm bảo được nguyên tắc tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời thể hiện tính
nhân đạo của pháp luật hình sự VN.
TS.LS Phan Thị Hương Thủy
Trưởng Văn phòng luật sư Hoàng Long –Đoàn
luật sư TP. Hà Nội
PS. Theo chị nếu có chỗ thì em nên trích 1
số điều luật để người đọc dễ theo dõi
Trích
điều luật:
Điều 23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
được quy định như sau:
b)
Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
Điều
25. Miễn trách nhiệm hình sự
- Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình
sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của
tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho
xã hội nữa.
Điều 45. Căn cứ quyết định hình phạt
Khi quyết định hình phạt, Tòa án
căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm
nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
- Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự:
b)
Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
k)
Phạm tội do lạc hậu;
p)
Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q)
Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra
tội phạm;
r)
Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
Điều 54. Miễn hình phạt
Người phạm tội có thể được miễn
hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại
khoản 1 Điều
46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được
miễn trách nhiệm hình sự.
--
Lawyer, Doctor Phan Thi Huong Thuy
Chief lawyer of Hoang Long law firm
Mobile:+84.903454699
Tel: +84.4.3.9871778
Add: 768 Minh Khai St,
Hai Ba Trung, Hanoi, Vietnam
Website: www.lawvietnam.com.vn