Ngày cập nhật: 15/07/2014
Công ty TNHH Hoàng Long trả lời những thắc mắc của Công ty TNHH Noema xoay quanh luật doanh nghiệp và bộ luật lao động
Hỏi: sau khi làm biên bản bổ nhiệm
giám đốc điều hành thì cần báo cáo cho tổ chức nào?
Trả lời: Điều 26 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: Thay đổi nội dung
đăng ký kinh doanh
1. Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi
nhánh, văn phòng đại diện, mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc
số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, thay đổi người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ
sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh
doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi.
2. Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
3. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, doanh
nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải trả phí.
Hỏi: Làm hợp đồng lao động như thế
nào với người có quốc tịch Pháp ?
Trả lời: Theo Điều 3 Bộ Luật
lao động sửa đổi bổ sung năm 2002 quy định “công
dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt
Nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân
Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của Bộ luật này và
các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác”.
Như vậy trong trường hợp này người có quốc tịch Pháp làm việc tại Việt Nam và
cho người Việt Nam nên hợp đồng lao động với người có quốc tịch Pháp trong
trường hợp này sẽ áp dụng các quy định từ điều 26 đến điều 43 của Bộ luật lao
động như đối với Công dân Việt Nam……..
I.
Người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức tại Việt Nam
phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:
- Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc với
thời hạn dưới 03 (ba) tháng; hoặc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như:
những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh
hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia
Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;
- Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị
hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được thành
lập theo Luật Doanh nghiệp) các doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Người nước ngoài là Trưởng Văn phòng đại diện,
Trưởng Chi nhánh tại Việt Nam;
- Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép
hành nghề luật sư tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật
II.
Điều kiện:
Người
sử dụng lao động được tuyển lao động nước ngoài khi người lao động nước ngoài có
đủ các điều kiện sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên.
- Có sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc.
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao (bao gồm kỹ sư
hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành
nghề truyền thống), có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong nghề nghiệp,
trong điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc những công việc quản lý mà lao động
Việt Nam chưa đáp ứng được. Đối với người lao
động nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa
bệnh tại Việt Nam phải
có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư
nhân.
- Không có tiền án, tiền sự; không thuộc diện đang bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình
phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài
- Có giấy phép lao động đối với người lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam từ đủ 03 (ba) tháng trở lên, do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp
giấy phép lao động quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
III.
Hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử
dụng lao động
- Đơn
xin làm việc;
- Phiếu
lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền củanước mà người lao động cư trú
cấp. Trường hợp người nước ngoài đã cưtrú tại ViệtNamtừ 06 (sáu) tháng trở
lên thì còn phải có phiếu lý lịchtư pháp do Sở Tư pháp của ViệtNamnơi
người nước ngoài đang cư trú cấp.
- Bản
lý lịch tự thuật của người nước ngoài quy địnhtại tiết c khoản 1 Điều 5
của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP và có dán ảnh của người nước ngoài..
- Giấy
chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài
đang cư trú ở ViệtNam thì giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo quy địnhcủa Bộ
Y tế ViệtNam;
- Bản
sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn, tay nghềcủa người nước ngoài bao
gồm: bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc giấy chứng nhận
về trình độ chuyên môn tay nghể của người laođộng nước ngoài do cơ quan có
thẩm quyền cấp theo quy định của nước đó.Đối với người lao động nước ngoài
là nghệ nhân nhữngngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong
nghề nghiệp, trongđiều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ thì
phải có văn bản nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản
lý được cơquan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận;
- Ba
ảnh màu (kích thước 3 cm x 4 cm, đầu để trần,chụp chính diện, rõ mặt, rõ
hai tai, không đeo kính), ảnh chụp không quá 01(một) năm.
Người sử dụng
lao động có trách nhiệm lập hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước
ngoài gủi tới cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép lao động.
Hỏi: Mức lương tối thiểu của giám
đốc điều hành? Lương/phụ thưởng? Bảo hiểm xã hội, BHYT, …
Trả lời: Theo quy định tại
Nghị định 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 quy định về mức lương tối thiểu:
Điều 2. Mức lương tối thiểu vùng dùng
để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện
lao động bình thường ở các doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Nghị định này thực
hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo các vùng như sau:
1. Mức 980.000
đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
2. Mức 880.000
đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
3. Mức 810.000
đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
4. Mức 730.000
đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng
IV.
Danh mục các địa
bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Điều 3 khoản 2.
Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Nghị định này:
a) Áp dụng mức
lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định này để tính các mức lương
trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi
trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng
và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định;
b) Mức tiền
lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh
nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy
định tại Điều 2 Nghị định này;
c) Khuyến khích
các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng
quy định tại Điều 2 Nghị định này;
d) Căn cứ mức
lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định này, doanh nghiệp điều chỉnh
lại tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp.
Điều 4. 1. Mức lương tối thiểu vùng
quy định tại Điều 2 Nghị định này được điều chỉnh tùy thuộc vào mức tăng trưởng
kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động theo từng thời kỳ.
Các quy định về phụ cấp lương cho người lao động: Điều 63 Bộ luật lao
động quy định: Các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc
lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thoả thuận trong hợp đồng lao
động, thoả ước tập thể hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp.
Chế
độ đóng BHXH, BHYT,…:
Điều 141 Bộ luật lao động quy định:
1
Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp , cơ quan,
tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3
tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ở những doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng
bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật này và người lao động
được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.
2- Người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng thì các khoản bảo
hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả theo quy
định của chính phủ, để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình
tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm. Khi hết hạn hợp đồng lao động mà người
lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới, thì áp dụng chế
độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1 điều này.
Mức đóng BHXH
bắt buộc : Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2010
-
Hướng dẫn mức đóng BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2010, kể từ
01/01/2010 thực hiện mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động như sau:
Mức
đóng hàng tháng bằng 28,5% chia ra:
-
BHXH 22% (người sử dụng lao động đóng 16% (tăng 1%), người lao động đóng 6%
(tăng 1%).
- BHYT 4,5% (người sử dụng lao động đóng 3% (tăng 1%), người lao động đóng 1.5%
(tăng 0,5%).
- BHTN 2% (người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động đóng 1%).
Đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo Luật BHXH là người lao động làm việc
theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ
mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng.
Hỏi: thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp: Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008:
Trả lời:
Điều 10. Thuế suất
1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 13 của Luật này.
2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm
kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù
hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ
chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ
nông nghiệp.
3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công
nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai
nghiện, người nhiễm HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh
nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người
nhiễm HIV.
5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc
thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ
nạn xã hội.
6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết
với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy
định của Luật này.
7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục,
nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã
hội khác tại Việt Nam.
ĐIều 13. Ưu đãi về thuế suất
1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt
quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10%
trong thời gian mười lăm năm.
2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy
nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%.
3. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian
mười năm.
4. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được
áp dụng thuế suất 20%.
5. Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì
thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài
thêm không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được
tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu. Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Điều này.
Điều 14. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt
quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành lập mới
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao
và môi trường được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải
nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.
2. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế tối đa không quá hai năm và
giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo.
3. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được
tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế; trường hợp doanh
nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có
doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
Điều 15. Các trường hợp giảm thuế khác
1. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao
động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ.
2. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số
được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân
tộc thiểu số .
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
Hỏi: Thuế thu
nhập cá nhân với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
Trả lời:
Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định
Điều 2. Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế
thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3
của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú
có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ
Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là
người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương
lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có
nhà thuê để ở tại Việt Nam
theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư
trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với người được coi là cư trú tại VN
Đơn vị tính:
1000 đồng
Bậc
|
Thu nhập bình
quân tháng/người
|
Thuế suất (%)
|
1
|
Đến 8.000
|
0
|
2
|
Trên 8.000 đến
20.000
|
10
|
3
|
Trên 20.000
đến 50.000
|
20
|
4
|
Trên 50.000
đến 80.000
|
30
|
5
|
Trên 80.000
|
40
|
-Đối với
người không được coi là cư trú tại VN thuế suất là 25% trên tổng thu nhập.
Từ
1.1.2009 trở đi Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành, không còn phân
biệt người nước ngoài mà áp dụng chung cho người cư trú và không cư trú tại VN.
Hỏi: chuyển “công ty” sang một tổ
chức hoặc cá nhân nước ngoài như thế nào?
Trả lời:
Điều 43. Mua lại phần vốn góp
1. Thành viên có
quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu
không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau
đây:
a) Sửa đổi, bổ
sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành
viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại
công ty;
c) Các trường
hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại
phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm
ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề quy định tại các điểm a, b và c
khoản này.
2. Khi có yêu
cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thoả thuận được về
giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường
hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn
mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện
nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
3. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này
thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên
khác hoặc người khác không phải là thành viên.
Điều 44. Chuyển
nhượng phần vốn góp
Trừ trường hợp
quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần
vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
1. Phải chào bán
phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp
của họ trong công ty với cùng điều kiện;
2. Chỉ được
chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của
công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày
chào bán.
Điều 45. Xử lý
phần vốn góp trong các trường hợp khác
1. Trong trường
hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người
thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của
công ty.
2. Trong trường
hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và
nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám
hộ.
3. Phần vốn góp
của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều
43 và Điều 44 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế
không muốn trở thành thành viên;
b) Người được
tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp
thuận làm thành viên;
c) Thành viên là
tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.
4. Trường hợp
phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người
thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó
được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
5. Thành viên có
quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho
người khác.
Trường hợp người
được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên
là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ
chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
6. Trường hợp
thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử
dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:
a) Trở thành
thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và
chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
Hỏi: “chuyển công ty” sang một tổ
chức, cá nhân nước ngoài bị đánh thuế như thế nào?
Trả lời: Điều 13. luật thuế thu
nhập cá nhân thì thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn.
1. Thu nhập chịu thuế
từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi
phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
2. Trường hợp không xác định được giá mua và chi
phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán thì thu nhập chịu thuế được
xác định là giá bán chứng khoán.
3. Thời điểm xác định
thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng
vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.