Ngày cập nhật: 23/06/2014
Quan điểm luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn-Công ty CPTMDV Cầu Giấy trong vụ án tranh chấp hợp đồng xây dựng yêu cầu hoàn trả tiền tạm ứng, xin hủy Hợp đồng thi công xây dựng và đòi bồi thường thiệt hại với Bị đơn là Công ty Bachy SOLETANCHE VN.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
-----------------*----------------
QUAN ĐIỂM LUẬT SƯ
BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO
- NGUYÊN ĐƠN- CÔNG TY CP ĐT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CẦU GIẤY
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Tôi –luật sư Phan Thị Hương
Thủy-thuộc Công ty luật TNHH Hoàng Long (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) là Người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn-Công ty CPTMDV Cầu giấy trong vụ án
tranh chấp hợp đồng xây dựng yêu cầu hoàn trả tiền tạm ứng, xin hủy Hợp đồng
thi công xây dựng và đòi bồi thường thiệt hại với Bị đơn là Công ty Bachy
SOLETANCHE VN.
Tôi xin trình bày quan điểm bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp cho Công ty CPTMDV Câu giấy như sau:
Thứ nhất: Về thẩm quyền
Căn cứ điều 29 BLTTDS quy định về
thẩm quyền giải quyết của tòa án thì nơi thực hiện hợp đồng vì vụ án tranh chấp
liên quan đến dự án Trung tâm thương mại căn hộ văn phòng cho thuê tại số 302
Cầu giấy, Hà Nội .
Căn cứ vì Công ty Bachy Soletanche
vẫn là công ty nước ngoài nên thuộc thẩm quyền tại Tòa án Hà Nội.
Thứ hai: về thời hiệu khởi kiện
Không có vấn đề gì về thời hiệu khỏi
kiện
Thứ ba: Về nội dung.
1. Đối với các yêu cầu của Nguyên đơn thể hiện tại Đơn khởi kiện ngày
15/3/2011 và Đơn bổ sung đơn khổi kiện về đòi bồi thưởng thiệt hại.
Trong vụ án này Nguyên đơn đề nghị
tòa án giải quyết các yêu cầu theo Đơn khởi kiện ngày 15/3/2011, Đơn bổ sung
yêu cầu khởi kiện về đòi bồi thường thiệt hại ngày 31/5/2011 và Đơn xin áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án ngày 12/4/2011 cụ thể là 4
yêu cầu:
a) Trả tiền
nợ gốc tạm ứng 20.481.225.270 đ và
tiền lãi chậm trả (từ 15/2/2011 đến 20/9/2011) 4.311.724.611 đ: Tổng cộng: 24.792.949.880 đồng.
b) Yêu cầu
bồi thường thiệt hại thực tế 44.284.503.323 đồng.
gồm 5 khoản:
- Phí tư vấn quản lý dự án (5 tháng): 13.617.187.500 đồng
- Tiền lãi
vốn mua thép tồn đọng tại Công trường do bị chậm trễ tiến độ 5 tháng: 29.991.864.846 đồng.
- Phí khắc
phục hậu quả tai nạn sập cần cẩu 107.120.337 đồng
- Phí sửa
chữa gãy thanh Stop-end (panel P3): 423.556.640 đồng;
-Tiền thép bị
hao hụt quá định mức: 144.774.000 đồng.
- Thiệt hại mà Bị đơn gây ra là trực tiếp từ lỗi đơn
phương ngừng thi công khi mới thực hiện được 8,78% khối lượng của hạng mục:
c) Phạt vi
phạm hợp đồng do chậm trễ và bỏ dở công trình:
3.448.116.000 đ
Tổng cộng (1+2 + 3)= 52.044.343.934
đồng
d)
Tiếp tục duy trì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (đối với 7 máy
móc thiết bị) để đảm bảo thi hành án.
Đây là khoản nợ chưa trả theo thỏa
thuận quy định tại Biên bản làm việc ngày 25/1/2011 và Hợp đồng thi công xây
dựng ngày 25/1/2011.
Sau đây là các yêu cầu cụ thể và các
chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
+Tại Đơn khởi kiện ngày 15/3/2011 có
các yêu cầu sau:
Một là: Yêu cầu hoàn trả tiền tạm ứng số tiền 20.481.223.270 đồng mà
Bị đơn đã nhân của Nguyên đơn từ ngày 23/10/2010:
Chứng cứ chứng minh cho
yêu cầu này là có căn cứ và hợp pháp: Gồm
Về bản chất: khoản tiền 20.481.225.270
đ là khoản nợ phải trả chứ không phải là tiền tạm ứng để thực hiện HĐ vì trong
HĐ thi công xây dựng ngày 25/1/2011 không quy định về vấn đề tạm ứng.
Về nguồn gốc và lý do
phát sinh số tiền này là: căn cứ vào bản HĐ 030 ngày 23/6/2010 cho gói thầu mà Nhà thầu Bachy
trúng thầu trị giá 102.406.276.350 đồng,
Chủ đầu tư tạm ứng 10% giá trị gói thầu để Nhà thầu mua thép –nguyên
liệu chính để triển khai thi công hạng mục tường vây. Và Nhà thầu phải có trách
nhiệm cung cấp Thư bảo lãnh cho tiền tạm ứng của Ngân hàng Agricole . Thư bảo
lãnh này đã hết thời hạn từ ngày 23/12/2010.
Ngày 25/1/2011 bản hợp
đồng với giá trị 102 tỷ đã được 2 bên thanh lý để ký kết 1 bản HĐ mới với giá
trị chỉ là 63 tỷ và Chủ đầu tư phải có trách nhiệm mua thép để Nhà thầu xây
dựng. Do đó hai bên thống nhất khoản tiền 20.481.225.270 đ mà Nhà thầu đã nhận từ Chủ đầu tư vào ngày
23/10/2010 được coi là khoản nợ chưa trả . Và căn cứ Biên bản làm việc ngày
25/1/2011 và Hợp đồng thi công xây dựng ngày 25/1/2011 Nhà thầu có trách nhiệm
phải hoàn trả chậm nhất đến ngày 15/2/2011. Cụ thể điều 3.2 Biên bản làm
việc và Hợp đồng thi
công xây dụng tường vây ký cùng ngày 25/1/2011 quy định nghĩa vụ Bị đơn phải
hoàn trả toàn bộ số tiền bảo lãnh chậm nhất đến ngày 15/2/2011.
Do Bị đơn không thực hiện
nên vi phạm nghĩa vụ trả tiền nên phải chịu lãi chậm trả theo quy định của Ngân
hàng. (Điều 290.1 và điều 608.3 Bộ luật dân sự)
Hai là: Yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi
phạm nghĩa vụ theo hợp đồng làm chậm tiến độ thi công của toàn dự án.
+Tại Đơn bổ sung đơn khởi kiện ngày
31/5/2011 về đòi bồi thường thiệt hại do Nhà thầu có hành vi tự ý ngừng thi
công bỏ dở công trường.
Chứng cứ chứng minh cho
yêu cầu này là:
- Căn cứ các Thư ngày
22/2/2011 và 26/2/2011 của Bị đơn tuyên bố ngừng thi công trên toàn bộ công
trường vào ngày 28/2/2011 nếu không phát hành thư bảo lãnh theo ý họ. Đây là lý
do không được quy định trong hợp đồng.
- Căn cứ Biên bản kiểm
tra hiện trường ngày 6/3/2011 thể hiện Bị đơn đã ngừng toàn bộ thi công. Đây
được coi là hành vi đơn phương và không có căn cứ.
- Căn cứ HĐ (điều kiện
chung) thì không quy định quyền của Nhà thầu được đơn phương ngừng thi
công. Chỉ có quy định về tạm ngừng thi
công nếu vì lý do không được đảm bảo tài chính. Nhưng thực tế ngày 25/2/2011
Chủ đầu tư đã phát hành Thư bảo lãnh thanh toán với giá trị 64 tỷ và mặt khác
Nhà thầu đang giữ của Chủ đầu tư 1 khoản nợ bằng gần 30% giá trị gói thầu.
a) Tiền thuê tư vấn quản
lý dự án thêm 5 tháng để thi công hạng mục tường vây mà Bị đơn bỏ dở:
13.617.187.500 đồng.
Chứng cứ chứng minh cho
yêu cầu này là:
- Điều 5 của HĐ ngày
25/1/2011 quy định thời han thi công hạng mục tường vây là 84 ngày kể từ ngày
khởi công -28/1/2011. Như vậy đến 1/4/2011 là kết thúc thi công hạng mục tường
vây.
- Căn cứ các Thư ngày
22/2/2011 và 26/2/2011 của Bị đơn tuyên bố ngừng thi công trên toàn bộ công
trường vào ngày 28/2/2011 nếu không phát hành thư bảo lãnh theo ý họ. Đây là lý
do không được quy định trong hợp đồng.
Thứ tư: Yêu cầu tiếp tục Quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời:
Ngày 1/4/2011 Tòa án ND
TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm
chuyển dịch đối với 8 máy móc thiết bị của Nhà thầu có tại công trường . Nay
Nguyên đơn đề nghị tiếp tục giữ nguyên Quyết định này vì chỉ là cầm dịch 7 máy
móc thiết bị ra khỏi công trường.
Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu này:
- Căn cứ Điều kiện chung
của HĐ FIDIC quy định quyền của Chủ đầu tư có quyền chấm dứt HĐ và giữ máy móc
thiết bị nếu Nhà thầu còn nợ tiền.
- Hiện Bị đơn vẫn đang nợ
Nguyên đơn số tiền tạm ứng chưa hoàn trả theo thỏa thuận.
Thứ năm: Các khoản khác
a) Chi phí khắc phục hậu
quả tai nạn sập cần cẩu ngày 20/2/2011: 107.120.337 đồng.
b) Chi phí sửa chữa sự cố
đứt gãy thanh Stop-end dưới hố đào panel P3: 423.556.640 đồng.
Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu này:
- Hợp đồng FIDIC quy định
Nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện thi công an toàn lao động .
- Biên bản lập về xảy ra
tai nạn ngày 20/2/2011 do người của Bị đơn không có kỹ thuật nên làm rơi cần
cẩu đổ xuống nhà làm việc của Nguyên đơn tại công trường 302 Cầu giấy.
c) Số lượng thép thiếu
hụt tại công trường khi Bị đơn dừng thi công: 8.043 kg thành tiền: 144.774.000
đồng.
Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu này:
-Căn cứ Biên bản nghiệm
thu số lượng thép thiếu hụt tại công trường khi Bị đơn dừng thi công: 8.043 kg
thành tiền: 144.774.000 đồng.
d) Tiền lãi vốn phát sinh
mua thép tồn đọng tại Công trường 5 tháng do thi công chậm trễ : 27.439.876.210
đồng.
Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu này:
a) Thứ sáu: Phạt vi phạm HĐ theo quy
định của HĐ.
Phạt vi phạm hợp đồng
theo quy định của hợp đồng với mức 6% giá trị vi phạm (91,22%): 63.000.000.000
đồng x (100-8,78)% x6%= 3.448.116.000 đồng.
Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu này:
-
Tổng cộng các khoản tiền đòi Bị đơn
là: 50 tỷ đồng.
Thứ hai: Các chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của Nguyên đơn là có căn
cứ và hợp pháp.
1. Hợp đồng
thi công xây dựng số HD-TUONGVAY/CPCG-BSV/25012011 (điều 3.2. quy định nghĩa vụ
của Bị đơn phải hoàn trả số tiền tạm ứng chậm nhất đến ngày 15/2/2011).
2. Hồ sơ hợp
đồng mà 2 bên đã thống nhất: Phụ lục 1 –các điều khoản chủ yếu của hợp đồng và
Điều kiện chung của hợp đồng là theo điều kiện của Hợp đồng FIDIC.
-
(Còn điều kiện riêng và các phụ lục của hợp đồng thì
hai bên chưa thống nhất).
Các
nghĩa vụ của Bị đơn quy định trong hợp đồng: điều 1 (1.2), điều 5 (thời han
hoàn thành 84 ngày kể từ ngày khởi công -28/2/2011 đến 1/4/2011), điều 3.2
(hoàn trả tiền tạm ứng), phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
3. Biên bản
nghiệm thu khối lượng thực hiện hợp đồng: 7/66 panen (chiếm 8,78% .
4. Các Thư
ngày 22/4/2011, 28/2/2011 của Bị đơn tuyên bố tạm ngừng và ngừng toàn bộ thi
côngvới lý do Chủ đầu tư không phát hành giấy bảo lãnh thanh toán như thỏa
thuận (thực tế là không có thỏa thuân gì về bảo lãnh). Trong khi ngày 25/2/2011
Nguyên đơn đã thực hiện nghĩa vụ phát hành thư bảo lãnh với giá trị 54,838 tỷ.
3.
Biên bản kiểm tra hiện trường đủ các thành phần vào chiều ngày 3/3/2011 chứng
minh Bị đơn có hành vi đơn phương bỏ dở công trình.
4.
Biên bản họp ngày 6/3/2011 giữa Nguyên đơn (Chủ đầu tư )và Nhà Tư vấn để xem
xét hành vi của Nhà thầu và cùng thống nhất cụ thể như sau:
- Việc Nhà thầu tạm ngừng thi công theo lý do nêu tại
văn bản ngày 24/02/2011 và ngày 28/02/2011 là
không có lý do chính đáng, bởi, căn cứ Hợp đồng thi công xây dựng chính
thức ký giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu cũng như các tài liệu hồ sơ hợp đồng kèm
theo, không có bất cứ điều khoản nào quy định quyền của Nhà thầu được tạm ngưng
thi công vì lý do như đã đưa ra (vì Thư bảo lãnh).
- Việc Nhà thầu dừng thi công trên toàn bộ Công trường
khi chưa nhận được sự đồng ý của Nhà tư vấn và Chủ đầu tư là thể hiện hành động bỏ dở Công trình của Nhà thầu
và là hành vi không thực hiện nghĩa vụ
theo quy định của hợp đồng.
- Căn cứ vào các tài liệu giao dịch giữa Nhà thầu và
Nhà tư vấn cho thấy, toàn bộ hành vi, động thái của Nhà thầu thể hiện trong
suốt quá trình từ trước và sau khi ký Hợp đồng xây dựng thi công ngày
25/01/2011 là sự thể hiện một cách rõ ràng Nhà thầu có ý định không tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ thi công theo hợp đồng.
Căn cứ các
quy định tại Hợp đồng thi công xây dựng ngày 25/01/2011; Hợp đồng FIDIC và quy
định của pháp luật hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam, thì Chủ đầu tư có toàn
quyền quyết định chấm dứt hợp đồng với Nhà thầu khi thấy cần thiết.
5.
Thư ngày 7/3/2011 của Nhà tư vấn đã gửi văn bản khẩn cấp yêu cầu Nhà thầu Bachy
khẩn trương quay trở lại tiếp tục thi công nếu không Chủ đầu tư hoàn toàn có
quyền được chấm dứt hợp đồng với Nhà thầu.
6.
Thư ngày 8/3/2011 của Nhà thầu có văn bản gửi Chủ đầu tư thông báo chỉ tiếp tục
thi công nếu Chủ đầu tư chấp nhận phát hành thư bảo lãnh thanh toán như ý của
Nhà thầu.
7.
Ngày 9/3/2011 Chủ đầu tư ủy thác cho Nhà tư vấn Meinhardt đến trụ sở của Nhà
thầu tại thành phố HCM để làm việc xác định việc thực hiện nghĩa vụ theo thỏa
thuận của hai bên.
8.
Ngày 10/3/2011 tại Biên bản làm việc giữa Nhà thầu với Nhà tư vấn theo ủy thác
của Chủ đầu tư thể hiện nội dung:
-
Hiện tại gói thầu thi công Tường vây của dự án Trung tâm thương mại –Văn phòng
–Căn hộ cao cấp tại 302 Cầu Giấy đang tạm dừng thi công do Nhà thầu và Chủ đầu
tư chưa thống nhất được mẫu Bảo lãnh thanh toán của Chủ đầu tư.
-
Nhà tư vấn xác nhận rằng: cho đến thời điểm 10/3/2011 chỉ nghe Nhà thầu nói
rằng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo lãnh kể cả hoàn trả tiền tạm ứng
cũ nhưng chưa đưa ra được chứng cứ về việc này.
-
Theo Bachy, lý do tạm ngừng thi công là vì Chủ đầu tư đã không thực hiện đúng
cam kết. Việc khởi động lại công trường sẽ chỉ được thực hiện khi mọi thứ phải
được thỏa thuân rõ ràng.
Căn
cứ vào kết quả làm việc nêu trên cho thấy đòi hỏi của Nhà thầu là vô lý vì Thư
bảo lãnh thanh toán do Ngân hàng phát hành theo đề nghị của Chủ đầu tư là theo
theo thông lệ quy định của Ngân hàng và căn cứ tình hình thực tế Nhà thầu Bachy
vẫn còn nợ Chủ đầu tư chứ không thể tuân theo ý muốn của Nhà thầu. Xét cả quá
trình từ đầu Chủ đầu tư khẳng định Nhà thầu không có đủ năng lực để thực hiện
thi công nên mới luôn tìm cớ này cớ khác để ngừng thi công.
Trước
nguy cơ bị chậm tiến độ xây dựng toàn bộ dự án, ngày 14/3/2011 Chủ đầu tư buộc
phải ra thông báo cho Nhà thầu quyền quyết định của Chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng với Nhà thầu để đưa nhà thầu
khác vào tiếp tục thi công và đòi lại tiền tạm ứng.
Căn
cứ để Chủ đầu tư đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng với Nhà thầu là :
Thứ nhất: Trong hợp đồng thi công xây dựng không có quy định nào về
quyền của Nhà thầu được tạm ngừng thi công. Căn cứ Điều kiện chung hợp đồng
FIDIC cũng chỉ quy định quyền của Nhà thầu tạm ngưng công việc khi Chủ đầu tư
không cung cấp giấy bảo lãnh. Nhưng trên thực tế Chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa
vụ về bảo lãnh của mình vào ngày 25/2/2011 và Nhà thầu đang chiếm dụng số tiền
tạm ứng không chịu hoàn trả vào ngày 15/2/2011.
Thứ hai: áp dụng các trường hợp quy định tại khoản 15.2 Điều kiện
chung của hợp đồng FIDIC quy định:
Chủ
đầu tư sẽ được quyền chấm dứt hợp đồng nếu Nhà thầu:
(a) Không tuân thủ Khoản 4.2 Bảo lãnh thực hiện.
(Điều
này quy định như sau: Nhà thầu (bằng chi phí của mình) phải có Bảo lãnh thực
hiện với số tiền tệ đã xác định trong Phụ lục hồ sơ thầu.
Nhà
thầu phải nộp Bảo lãnh thực hiện cho Chủ đầu tư trong vòng 28 ngày sau khi hai
bên ký Thỏa thuận hợp đồng). Tức là vào ngày 22/2/2011 tính từ ngày ký HĐ
25/1/2011 thì Nhà thầu phải cung cấp thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Thực tế
Nhà thầu cũng ko thực hiện nghĩa vụ này.
(b)
bỏ dở Công trình hoặc thể hiện rõ ràng ý định không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
theo Hợp đồng
(c)
không có lý do chính đáng mà lại không
(i) tiếp tục Công trình theo điều 8 (Khởi công, chậm trể và
tạm ngừng)
e)
Có dấu hiệu Nhà thầu có mua chuộc để lấy thông tin từ trong nội bộ của Chủ đầu
tư cụ thể liên quan đến bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng mà Chủ đầu tư dự định
phát hành thì bên Nhà thầu đã biết trước, nên mới có văn bản ngày 24/2/2011
thông báo tạm ngừng thi công vào ngày 26/2/2011 rồi đến ngày 28/2/2011 Nhà thầu
đã ngừng toàn bộ công trình mặc dù biết mỗi một ngày ngừng việc là gây thiệt
hại cho Chủ đầu tư. Ngày 25/2/2011 Chủ đầu tư mới phát hành Thư bảo lãnh nhưng
ngày 24/2/2011 Nhà thầu đã có thư không đồng ý với thư bảo lãnh.
Căn
cứ vào phân tích nêu trên đề nghị HĐXX chấp nhân yêu cầu khởi kiện xin chấm dứt
HĐ thi công xây dựng, đòi tiền tạm ứng, đòi bồi thường thiệt hại 50 tỷ và tiếp
tục quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án.
2. Căn cứ pháp luật để yêu cầu trả tiền lãi.
- Căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật Xây dựng quy định: “Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở giải
quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng sẽ được
giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan”. Tuy trong
hợp đồng thi công xây dựng ký ngày 25/01/2011 không quy định bồi thường thiệt hại
đối với việc Bị đơn không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền tạm ứng nhưng chúng
tôi căn cứ vào Bộ Luật dân sự để yêu cầu.
- Căn cứ Bộ Luật dân sự năm 2005 thì Bị đơn đã vi phạm
nghĩa vụ thực hiện trả tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 290 và theo quy định
tại khoản 3 Điều 608, Nguyên đơn có quyền yêu cầu Bị đơn phải bồi thường thiệt
hại (lãi vay vốn ngân hàng) bằng khoản tiền mà Bị đơn đã được hưởng lợi ích gắn
liền với việc sử dụng tiền chiếm dụng vốn của Nguyên đơn từ ngày 15/02/2011 cho
đến khi xét xử sơ thẩm và đến khi hoàn trả đủ tiền.
3. Tính toán tiền lãi chậm trả cụ thể như sau:
Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải trả tiền lãi chậm trả
bằng 150% lãi suất vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là 21,5%/
năm tính từ ngày 15/02/2011 tạm tính cho đến ngày 31/05/2011 (thời gian tính
lãi là 3,5 tháng). Tính lãi chậm trả cụ thể như sau:
20.481.225.270đ x 23,5%/12 tháng x 6,5 tháng x 150% = 4.311.724.611 đ:
B. Các khoản tiền yêu cầu bồi thường
thiệt hại thực tế gồm:
- Bồi thường tiền phí thuê tư vấn thêm 5
tháng;
- Bồi thường chi phí khắc phục hậu quả tai nạn sập cần
cẩu;
- Bồi thường Chi phí sửa chữa sự cố Stop-end;
- Bồi thường số lượng thép thiếu hụt tại côngtrường
khi dừng thi công;
- Bồi thường thiệt hại phát sinh lãi vốn mua thép tồn
tại Công trường do bị chậm trễ tiến độ.
1. Căn cứ pháp luật để yêu cầu bồi thường thiệt
hại.
- Căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật Xây dựng quy định các
tranh chấp ngoài hợp đồng các bên có thể “căn
cứ các quy định của pháp luật liên quan để yêu cầu tòa án giải quyết”. Căn
cứ điểm 1 khoản 2 Điều 76 Luật Xây dựng quy định nghĩa vụ của Nhà thầu phải “bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng,
thi công không đảm bảo chất lượng và các hành vi khác do lỗi của mình gây ra”.
- Căn cứ khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại quy định: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị
tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra
và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ ra được hưởng nếu không có sự
vi phạm”.
3. Các căn cứ chứng minh số tiền thiệt hại nêu
trên là do lỗi của Bị đơn khi đơn phương ngừng thi công xây dựng gây ra:
Dự án hạng mục Tường vây là hạng mục quan trọng vì là
hạng mục đầu tiên nên việc chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của toàn
bộ Dự án. Chính vì vậy thời gian thi công là một trong những điều kiện chủ yếu
quy định trong Hồ sơ mời thầu và các tài liệu của hợp đồng. Căn cứ Hợp đồng thi
công xây dựng hai bên đã ký ngày 25/01/2011 quy định nghĩa vụ của Bị đơn phải “Thi công hạng mục tường vây” trong thời hạn 84 ngày (khoản 1 Điều 1).
Căn cứ Hợp đồng thi công xây dựng số
HD-TUONGVAY/CPCG-BSV /25012011và các tài liệu hồ sơ kèm theo, không có bất cứ
điều khoản nào quy định quyền của Nhà thầu được tạm ngừng thi công vì lý do như
Bị đơn đã đưa ra. Căn cứ Điều kiện chung Hợp đồng
FIDIC, tại Điều 16 khoản 16.1 chỉ quy định quyền tạm ngừng công việc bởi Nhà
thầu khi Chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Nhưng trên thực tế Nhà
thầu mới thực hiện được 8,78% khối lượng công việc của Hợp đồng trong khi đó
Nhà thầu còn đang nợ và chiếm giữ số tiền tạm ứng của Chủ đầu tư từ ngày
23/08/2010 là 20.481225270 đồng (tương đương 30% Giá trị hợp đồng thi công
Tường vây) và Chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ phát hành giấy Bảo lãnh thanh
toán vào ngày 25/02/2011 nên Nhà thầu không có lý do gì để phải ngừng thi công.
Việc Nhà thầu đơn phương ngừng thi công trên toàn bộ
Công trường khi chưa được sự chấp thuận của Nhà tư vấn và Chủ đầu tư là thể
hiện hành động bỏ dở Công trình của Nhà thầu và là hành vi không thực hiện
nghĩa vụ theo quy định của Hợp đồng (theo quy định tại Điều kiện chung của Hợp
đồng FIDIC).
- Thiệt hại mà Bị đơn gây ra là trực tiếp từ lỗi do
đơn phương ngừng thi công khi mới thực hiện được 8,78% khối lượng của hạng mục:
Điều 5 quy định thời hạn hoàn thành: 84 ngày kể từ ngày Khởi công (ngày 25/01/2011). Như vậy, mốc thời gian Nhà
thầu phải hoàn thành hạng mục là ngày 01/04/2011. Tạm tính đến thời điểm này là
ngày 31/5/2011 thì thời gian chậm trễ dẫn đến hậu quả chậm bàn giao đưa công
trình vào sử dụng đã là 2 tháng mà Bị đơn mới chỉ thực hiện được 7/66 Panel (8,78%
khối lượng công việc của hạng mục Tường vây). Việc chậm trễ này đã gây thiệt
hại về chi phí thuê tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công cho Chủ đầu tư.
Vì để hoàn thành nốt hạng mục Tường vây, Chủ đầu tư lại phải thuê nhà thầu khác
thi công tiếp và phát sinh chi phí thuê tư vấn quản lý dự án và giám sát thi
công thêm 03 tháng nữa. Như vậy, thiệt hại thực tế do phát sinh tiền thuê tư
vấn phải kéo dài thêm 5 tháng là:
809.550.000 đ/tháng x 5 tháng = 4.047.750.000 đồng.
- Thời gian thi công hạng mục Tường vây bị kéo dài 5
tháng nên đã kéo theo Tổng tiến độ công trình bị chậm trễ 5 tháng. Hậu quả, số
vốn đã đầu tư mua 25.010.598 kg thép (thành tiền là 315.777.083.576 đồng) cho
công trình. Tháng 01/2011 đã xuất cho Nhà thầu Bachy thi công Tường vây 786.644
kg thép các loại (Thành tiền gốc 9.477.187.279 đồng). Số thép còn lại tại Công
trường bị tồn đọng vốn, chậm quyết toán vốn thêm 5 tháng là: 20.423.466 kg
thành tiền vốn gốc là: 306.299.896.297 đồng, gây thiệt hại do phát sinh tăng
chi phí lãi vay vốn mua thép trên tại công trường, cụ thể là:
306.299.896.297 đồng x 21,5%/12 x 5 tháng = 29.439.876.210
đ
- Chúng tôi khẳng định rằng nếu
Bị đơn thực hiện đúng tiến độ thì toàn bộ dự án sẽ thực hiện đúng tiến độ và
Chủ đầu tư sẽ bàn giao căn hộ cho các khách hàng góp vốn cũng như đưa toàn bộ
công trình vào khai thác, sử dụng đúng tiến độ (Cho thuê văn phòng, cho thuê
diện tích trung tâm thương mại, cho thuê diện tích bán lẻ, cho thuê chỗ đỗ xe
và các dịch vụ tiện ích khác) Và việc quyết toán chi phí đầu tư xây dựng công
trình sẽ đúng theo kế hoạch, dự toán đã được phê duyệt.
- Nhà thầu còn vi phạm quy định quản lý an toàn lao
động trên Công trường (Điều 4, khoản 4.8 Điều kiện chung hợp đồng FIDC) để xảy
ra sự cố tai nạn đổ cần cẩu 120 tấn gây hậu quả làm đổ sập và hư hỏng toàn bộ 3
gian nhà làm việc Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư tại Công trường 302 Cầu Giấy,
Hà Nội. Giá trị thiệt hại của Chủ đầu tư là: 107.120.337 đồng, Bị đơn có nghĩa
vụ phải bồi thường.
- Trình độ quản lý kỹ thuật thi công kém, đã để xảy ra
sự cố kỹ thuật làm đứt gẫy thanh Stop-end dưới hố đào panel P3 không lấy lên
được gây thiệt hại cho Chủ đầu tư và ảnh hưởng xấu đến chất lượng Tường vây. Căn
cứ vào quy định tại Điều 4 khoản 4.9,
Điều 7 khoản 7.4, Điều 11 khoản 11.2 Điều kiện chung hợp đồng FIDIC, Nhà thầu
có nghĩa vụ bồi thường các chi phí sửa chữa sai sót do không đảm bảo chất lượng
xây dựng. Theo báo cáo, tính toán của Nhà tư vấn, chi phí để sửa chữa xử lý sự
cố kỹ thuật này là: 423.556.640 đồng.
C. Phạt vi phạm hợp đồng do chậm trễ và
bỏ dở công trình: 3.448.116.000 đ
1. Căn cứ pháp luật để phạt vi phạm hợp đồng.
- Căn cứ điều 300 Luật Thương mại quy định “Phạt hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu
bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có
thỏa thuận”.
- Căn cứ vào Phụ lục 1 (Các điều kiện chủ yếu của hợp
đồng) quy định mức phạt tối đa do chậm trễ là 6% giá trị vi phạm.
Tính đến thời điểm Bị đơn đơn phương ngừng thi công
vào ngày 02/03/2011 cho đến nay (31/05/2011) đã hết thời hạn thi công theo quy
định mà Bị đơn mới chỉ thực hiện được 7/66 Panel (chiếm 8,78% khối lượng hợp
đồng).
2. Số tiền phạt vi phạm do chậm trễ:
63.000.000.000đ x (100 – 8,78)% x 6% = 3.448.116.000 đồng.
Tổng cộng các khoản yêu cầu bồi thường
thiệt hại và phạt do chậm trễ.
Tổng cộng (mục A + mục B + mục C) = 52.044.343.934
đồng
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9
năm 2011
Luật
sư
(Đã ký)
Phan Thị Hương Thủy