Ngày cập nhật: 22/07/2013
Cũng như trong tố tụng dân sự, trong tố tụng hành chính cũng có quy định về chứng cứ và gánh nặng chứng minh thường đè nặng lên vai của người khởi kiện.
Tuy nhiên, Luật tố tụng hành chính quy định 2 loại chứng cứ : Chứng cứ do đương sự giao nộp cho tòa án (điều 77) và chứng cứ do tòa án thu thập (điều 78). Như vậy, đương sự có yêu cầu Tòa án tiến hành xác minh, thập chứng cứ trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập theo quy định tại khoản 2 điều 78 Luật Tố tụng Hành chính “Trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết, Toà án có thể tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án” . Bên cạnh đó, khoản 4 điều 78 liệt kê các loại chứng cứ do tòa án thu thập bao gồm:
“a) Lấy lời khai của đương sự;
b) Lấy lời khai người làm chứng;
c) Đối chất;
d) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
đ) Trưng cầu giám định;
e) Quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
g) Ủy thác thu thập chứng cứ;
h) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.”
Để giúp người đọc hiểu rõ thêm về vấn đề này, chúng tôi xin lấy ví dụ thực tế thông qua vụ Hợp tác xã Rau Chiến Thắng kiện Ủy ban nhân dân Thành phố Hạ Long về việc yêu cầu hủy các Quyết định của UBND Thành phố Hạ Long về việc tính tiền hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư để thực hiện dự án Khu đô thị Bãi Muối tại phường Cao Thắng, Thành phố Hạ Long. Phía bên khởi kiện đã yêu cầu Luật sư Phan Thị Hương Thủy – Luật sư của Công ty Luật Hoàng Long – trở thành người đại diện theo ủy quyền của 118 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Luật sư Phan Thị Hương Thủy đã có những yêu cầu đề nghị thu thập chứng cứ đối với Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long:
Về mặt pháp lý, nguồn chứng cứ theo quy định trong Luật tố tụng hành chính tương đối đa dạng nhưng việc quy định chỉ mang tính liệt kê, hình thức chứ không cụ thể hóa về từng loại chứng cứ. Điều 75 Luật tố tụng hành chính quy định các nguồn chứng cứ bao gồm: “1.Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được. 2. Vật chứng. 3. Lời khai của đương sự. 4. Lời khai của người làm chứng. 5. Kết luận giám định. 6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ. 7. Kết quả định giá, thẩm định gái tài sản. 8. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định”.
Tuy nhiên, trong thực tiễn tố tụng hành chính việc sử dụng chứng cứ lại càng nghèo nàn hầu như tòa án chỉ căn cứ vào lời khai của đương sự và các tài liệu đọc được do các đương sự xuất trình (và lại phải là bản chính hoặc bản sao công chứng), còn các loại chứng cứ khác ví dụ “nghe được, nhìn được” thì hầu như không được sử dụng… nên đã ảnh hưởng đến tính khách quan, toàn diện, chính xác của phán quyết của tòa án và đôi lúc đã xâm phạm đến các quyền cơ bản của người khởi kiện. Chính vì vây, bên khởi kiện cần tìm hiểu và vận dụng đúng quy định pháp luật về quyền của mình để tạo thuận lợi trong quá trình tố tụng
LawVietnam