Ngày cập nhật: 08/03/2012
Tôi là luật sư Phan Thị Hương Thủy thuộc Văn phòng luật sư Hoàng Long (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) xin trình bày quan điểm về hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty Cổ phần đầu tư phát triển ADB (sau đây gọi tắt là Công ty ADB) - là Nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng liên kết đầu tư xây dựng với Bị đơn là Công ty phát triển công nghệ-Viện cơ học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
--------------*--------------
QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT SƯ
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
Công ty Cổ phần
đầu tư phát triển ADB
Kính
thưa HĐXX phúc thẩm,
Tôi là luật sư Phan Thị Hương Thủy thuộc Văn phòng luật
sư Hoàng Long (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) xin trình bày quan điểm về hướng bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty Cổ phần đầu tư phát triển ADB (sau đây gọi
tắt là Công ty ADB) - là Nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng liên kết đầu
tư xây dựng với Bị đơn là Công ty phát triển công nghệ-Viện cơ học (sau đây gọi
tắt là Cty Imtech) tại phiên tòa cấp phúc thẩm như sau:
1. Tóm tắt yêu cầu khởi kiện của Công ty ADB:
Theo
đơn khởi kiện vụ án kinh tế ngày 21/11/2005 của Cty ADB và tại phiên tòa sơ thẩm,
Công ty ADB đề nghị Tòa án giải quyết
tranh chấp với Bị đơn là Công ty Imtech liên quan đến Hợp đồng hợp tác về liên
kết đầu tư xây dựng công trình 'Trung
tâm Hội thảo và Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật tại 264 Đội Cấn-Ba Đình
-Hà Nội ký ngày 6/4/2005 (sau đây gọi tắt là Hợp đồng liên kết đầu tư xây dựng
số 06) gây thiệt hại cho Nguyên đơn với yêu cầu: Buộc Công ty Imtech phải chịu
phạt do không thực hiện HĐ với mức cao nhất (12%) đối với giá trị của Tòa nhà
là 15 tầng không kể tầng hầm. Ngòai ra còn bồi thường thiệt hại cho các công việc
mà Công ty ADB đã triển khai.
.
2. Tóm tắt quá trình giải quyết tại tòa án cấp sơ thẩm:
Ngày
28/3/2006 Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ kiện
nói trên và tại bản án số 26/2006/KDTM-ST đã tuyên:
2.1.
Chấp nhận 1 phần yêu cầu khởi kiện của Cty ABD.
2.2.
Buộc Cty Imtech phải trả cho Cty ADB khỏan tiền phạt do đơn phương chấm dứt hợp
đồng số 06 ngày 6/4/2006 với số tiền là 2.836.916.628đ.
3. Tóm tắt yêu cầu kháng cáo và căn cứ kháng cáo:
Ngày
6/4/2006 Cy ADB đã gửi đơn kháng cáo 1 phần bản án sơ thẩm của Tòa án Hà Nội
lên Tòa phúc thẩm -TANDTC tại Hà Nội về 3 yêu cầu kháng cáo như sau:
3.1.
Yêu cầu tính mức phạt do đơn phương chấm dứt hợp đồng trên số tiền 39 tỷ đồng tức
là giá trị của tòa án với 15 tầng (vì
Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào giá trị của tòa nhà 9 tầng là 24 tỷ đồng).
Căn
cứ kháng cáo của yêu cầu này là theo Biên bản thỏa thuận ngày 13/4/2005 ký giữa
hai bên được Tòa án cấp sơ thẩm coi như là phụ lục của bản hợp đồng chính. Số
tiền phạt cụ thể là: 4.680.000.000đ
3.2.
Yêu cầu buộc Cty Imtech phải bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng
bao gồm các khỏan chi phí như: tiền vận chuyển máy móc, Tiền lương CBCNV; Tiền
chi phí thuê luật sư; Chi phí hành chính khác. Số tiền cụ thể là:
Căn
cứ cho yêu cầu này là quy định của Pháp lệnh HĐKT.
Tại
phiên tòa xét xử phúc thẩm NĐ Công ty ADB vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện.
4. Quan điểm của luật sư:
Thứ nhất : Trước hết cần
xác định phạm vi xét xử phúc thẩm.
Căn
cứ điều 263BLTTDS quy định: "Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của
bản án sơ thẩm có kháng cáo hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng
cáo".
Căn
cứ Đơn kháng cáo của Công ty Imtech (BL 256) do người đại diện theo ủy quyền ký
có nội dung: kháng cáo tòan bộ nội dung bản án sơ thẩm nhưng trong đó lại ghi cụ
thể là"Tôi không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm về mức phạt và bồi
thường thiệt hại. "
Căn
cứ đơn kháng cáo của Công ty ADB (BL 258) tuy cũng ghi là kháng cáo tòan bộ nội
dung bản án sơ thẩm nhưng sau đó lại ghi cụ thể là kháng cáo vì Tòa án cấp sơ
thẩm chỉ tính phạt theogiá trị của tòa nhà 9 tầng (nên công ty ADB đề nghị Tòa
án cấp phúc thẩm tính phạt trên giá trị 15 tầng. Đồng thời đề nghị tính bồi thường
thiệt hại cho Công ty ADB do hậu quả đơn phương chấm dứt HĐ của Công ty Imtech.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự theo quan điểm của luật sư
phạm vi xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm là xét lại tòan bộ bản án cả về mặt
hình thức lẫn nội dung. Do đó việc hỏi phải được thực hiện theo quy định tại
khoản 12 điều 272 BLTTDS là tòan diện.
Thứ hai: Trước khi đi vào
xem xét yêu cầu về phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại chúng ta cần phải xem
xét tính hợp pháp của HĐ 06 ngày 6/4/2005 và Biên bản làm việc ngày 13/4/2005.
Bởi vì nếu HĐ vô hiệu thì tòa án không xem xét về nội dung của tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng mà chỉ xử lý về tài sản theo quy định tại điều 39 Pháp lệnh HĐKT.
Để xác định HĐ 06 là HĐ hợp pháp hay không hợp pháp cần
căn cứ vào các tiêu chí sau: Mục đích ký kết HĐ, tư cách pháp nhân của Công ty
ADB và Imtech, tư cách và thẩm quyền của những người ký HĐ (cụ thể là ông Phí
Công Dũng - đại diện cho Công ty ADB và ông Nguyễn Tiến Khiêm-đại diện cho Công
ty Imtech), tính chất của HĐ, các quy định khác về quyền và nghĩa vụ của các
bên....
Tại trang 7 bản án sơ thẩm, sau khi căn cứ các giấy tờ
pháp nhân của hai bên đã xác định tư cách chủ thể của Công ty ADB là doanh nghiệp
hoạt động theo Luật DN và Công ty Imtech là Doanh nghiệp nhà nước, cả hai đều
có đăng ký kinh doanh và đều bình đẳng vì cùng là doanh nghiệp.
Đồng
thời bản án sơ thẩm cũng nhận định HĐ số 06 ngày 6/4/2005 là Hợp đồng hợp tác về
liên kết đầu tư xây dựng công trình
'Trung tâm Hội thảo và Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật tại 264 Đội Cấn-Ba
Đình -Hà Nội (có giá trị 23 tỷ đồng -làm tròn số) là:" HĐ kinh tế do hai
chủ thể có đầy đủ tư cách pháp nhân ký kết với nhau đúng với các quy định của
pháp luật"và Biên bản thỏa thuận ngày 13/4/2005 (có giá trị 38 tỷ) cũng được
"các chủ thể có tư cách pháp nhân ký kết với nhau nhằm mục đích kinh
doanh" thông qua người đại diện hợp pháp của các bên là: Ông Phí Công Dũng-Chủ
tịch HĐQT Công ty ADB và ông Nguyễn Tiến Khiêm-Giám đốc Công ty Imtech (ông
Khiêm còn là Viện trưởng Viện Cơ học-Cơ quan chủ quản của Công ty Imtech và
kiêm Trưởng Ban quản lý dự án).
-Ngoài ra căn cứ Quyết định số 328/QĐ-KHCNVN ngày
11/3/2004 của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phê duyệt dự án xây
dựng Trung tâm hội thảo nghiên cứu ứng dụng Khoa học kỹ thuật-Viện Cơ học, tại điều
8. Phương thức tổ chức thực hiện dự án có quy định:" Đấu thầu theo quy định
hiện hành của Nhà nước". Vào thời điểm hai bên ký kết hợp đồng số 06 là
Nghị định 16 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật xây dựng đã có hiệu lực.
Theo quy định của Nghị định 16 thì chỉ có dự án nào sử dụng nguồn gốc từ Ngân
sách Nhà nước thì mới phải đấu thầu mà Luật xây dựng và Nghị định 16 đã quy định.
Vì nguồn vốn xây dựng dự án này không phải là từ nguồn vốn Ngân sách (mà là tiền
do "Chủ dự án tự huy động"-điều 7 Quyết định 328) nên
Công ty Imtech không cần phải thực hiện đấu thầu.
Nhận xét của luật sư như sau: Chúng tôi đồng ý với nhận định nêu trên của bản án sơ
thẩm là HĐ số 06 ngày 6/4/2005 là hợp pháp:
* Xem xét thì
thấy: Hợp đồng số 06 là hợp đồng kinh tế hợp pháp cụ thể:
-Về hình thức: HĐ số 06 được ký kết bằng
văn bản theo đúng quy định tại điều 11 Pháp lệnh HĐKT.
- Nội dung của HĐ không vi phạm điều cấm của pháp luật
theo quy định tại điều 8 Pháp lệnh HĐKT
- Các đại diện của hai bên đều đúng thẩm quyền theo
quy định tại điều 9 của Pháp lệnh;
- Cả hai bên đều có đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong HĐ
- Căn cứ để ký HĐ là Cty Imtech được Cơ quan có thẩm
quyền cấp ra quyết định cho phép xây dựng tòa nhà 9 tầng tại địa điểm 264 Đội cấn
phục vụ cho mục tiêu hoạt động kinh doanh, cơ quan Nhà nước cấp Giấy phép xây dựng
và Cty ADB là Cty có chức năng kinh doanh thi công xây dựng.
Bên cạnh ý kiến ủng hộ bản án sơ thẩm nêu trên, theo
quan điểm của luật sư về mặt chưa được của án sơ thẩm như sau mà Tòa án cấp
phúc thẩm cần làm rõ đó là: Bản án sơ thẩm chưa đánh giá về bản chất của HĐ số
06 và tính chất của HĐ này (cụ thể là loại HĐ gì có phải là HĐ xây dựng hay
không vì tên gọi của HĐ có cụm từ "xây dựng công trình 'Trung tâm Hội thảo
và Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật tại 264 Đội Cấn-Ba Đình -Hà Nội".
Bởi nếu là HĐ trong hoạt động xây dựng thì ngòai việc tuân theo quy định của
Pháp lệnh HĐKT, HĐ này còn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về xây dựng (cụ
thể là Luật xây dựng và Nghị định 16 của Chính phủ).
Tại Công văn gửi Tòa phúc thẩm, Công ty ADB đã chứng
minh HĐ số 06 không phải là HĐ xây dựng mà bản chất là hợp đồng hợp tác cùng đầu
tư để xây dựng Tòa nhà tại 264 Đội cấn theo dự án đã được Cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt và cấp giấy phép xây dựng.
Tôi xin tóm tắt lại các căn cứ của Công ty ADB như
sau:
I. HĐ số 06:
+ Về bản chất:
Hợp đồng liên kết đầu tư xây dựng số 06 ký ngày 6/4/2005 (gọi tắt là HĐ
số 06) không phải là hợp đồng trong hoạt động xây dựng (gọi tắt là HĐ xây dựng)
theo quy định tại điều Nghị định 16. Mà bản chất của HĐ này đúng như tên gọi của
nó là: hợp tác,liên kết, đầu tư xây dựng công trình 'Trung tâm Hội thảo và
Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật tại 264 Đội Cấn-Ba Đình -Hà Nội".
+ Căn cứ để ký HĐ
là Cty Imtech được Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho phép xây dựng tòa
nhà 9 tầng tại địa điểm 264 Đội cấn phục vụ cho mục tiêu hoạt động kinh doanh
và Cty ADB là Cty có chức năng kinh doanh thi công xây dựng.
+Nội dung của HĐ
này bao gồm các vấn đề chính:
- Hợp tác để cùng góp vốn, cùng đầu tư, cùng khai thác
công trình.
- Liên kết: là 2 bên cùng liên kết để thực hiện (tức
không phải liên danh hay liên doanh mà mỗi bên thực hiện 1 hoặc 1 vài công việc
liên quan đến việc hoàn thiện công trình này.
- Đầu tư: là cả hai cùng bỏ vốn, cụ thể: Cty ADB đầu tư
bước đầu 12 tỷ, Cty Imtech đầu tư 4 tỷ(trong tổng số vốn là 23 tỷ) và được đóng
làm nhiều lần. Nguồn vốn của Công ty Imtech là lấy từ tiền thanh lý nhà khách của
Viện cơ học tại số 222 Đội cấn (tòa nhà này là 100m2 hai tầng) và số tiền này cũng
rất ít thực chất chỉ là 3 tỷ, 1 tỷ còn lại đóng làm ba lần khi công trình đã
hoàn thành, đã chia lãi hàng tháng.
Do đó đây không phải là HĐ xây dựng như Bị đơn đã nhầm
lẫn hay cố tình nhầm lẫn.
+ Về thẩm quyền ký kết HĐ06: Đại diện BĐ có trình bày
tại tòa phúc thẩm là không có thẩm quyền ký HĐ là không đúng vì:
- Trước hết, căn cứ Quyết định số 328 ngày 11/3/2004 của
Chủ tịch của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thì Nhà nước không đầu tư vốn
vào công trình này mà giao cho Viện Cơ học tự khai thác đầu tư vốn và tự chịu
trách nhiệm. Cụ thể tại mục 7 quy định: "Nguồn vốn: Chủ đầu tư tự huy động".
Như vậy dự án công trình này thuộc loại vốn không phải từ ngân sách nhà nước, vốn
tín dụng của doanh nghiệp mà là vốn của tư nhân là chủ yếu (cụ thể là của Cty
ADB) có 1 ít vốn tự có của Cty Imtech (4 tỷ) đóng làm nhiều lần, còn lại là vốn
của Cty ADB 12 tỷ và sẽ huy động từ các nguồn khác (7 tỷ). Như vậy dự án này có
vốn tự có của Cty Imtech và vốn liên kết từ tư nhân và các nguồn khác còn gọi
là vốn hỗn hợp theo quy định tại điều khỏan NĐ 16.
- Việc xác định nguồn vốn để thực hiện dự án là căn cứ
để xác định thẩm quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư. Trong dự án này chủ đầu tư
là Viện cơ học (mà Cty Imtech là doanh nghiệp nhà nước của Viện này). Cty
Imtech chỉ là đơn vị được Viện cơ học giao cho thực hiện dự án đã được thẩm định
và cấp phép còn giấy phép xây dựng thì Viện cơ học phải đứng ra xin phép. Và
ông Nguyễn Tiến Khiêm là Trưởng ban dự án này.
- Về tư cách của ông Khiêm: ông Khiêm vừa là Viện trưởng
Viện cơ học vừa là Giám đốc Cty Imtech vừa là Trưởng ban dự án do đó không thể
nói ông Khiêm không có thẩm quyền ký HĐ06 được.
- Về tư cách pháp nhân, nhiệm vụ, quyền hạn của Cty
Imtech: Cty là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh của Viện cơ học đựoc thành lập theo quyết định 68 ngày
23/3/1998 của Thủ tưởng chính phủ và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước.
Căn cứ điều Luật DNNN thì Cty Imtéch là 1 pháp nhân, có tư cách pháp nhân, tự
chịu trách nhiệm dân sự trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy là Bản
án sơ thẩm đã nhận định Cty có đăng ký kinh doanh.
- Căn cứ hồ sơ cho thấy: việc giao kết HD 06 là sau
khi đã hoàn tất các thủ tục lập dự án, thẩm định, phê duyệt dự án, lập thiết kế,
tổng dự toán, khảo sát công trình, xin giấy phép xây dựng được cấp có thẩm quyền
cho phép đầu tư và xây dựng công trình. Những thủ tục này do chính Viện cơ học
phải đứng tư cách lo. Do vậy HĐ 06 là để thực hiện việc đầu tư để thi công thực
hiện dự án. Nên nó không phải là HĐ xây dựng. Theo quy định của HĐ bên A giao
cho bên B trách nhiệm tổ chức thi công theo đúng luật xây dựng. Và bên B đã
tíên hành ký HĐ xây dựng về tư vấn giám sát công trình với Cty tư vấn kiểm định-Bộ
xây dựng và ký với các đối tác khác để mua sắt, chuyển máy móc thiết bị về đồng
thời chọn đơn vị thi công. Chính trong HĐ số 06 cũng quy định bên B sẽ ký kết
các HĐKT với các đối tác để triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ thi
công.
- Căn cứ điều NĐ16 cho thấy dự án này không cần phải đấu
thầu xây dựng vì vốn của tư nhân (cụ thể của ADB là chủ yếu) vốn còn lại của
Cty Imtech không phải là vốn của Ngân sách nhà nước và quá nhỏ bé nên không cần
phải tổ chức đầu thầu. Mặt khác trong HĐ đã buộc trách nhiệm cho Cty ADB là phải
tổ chức thi công xây dựng đảm bảo chất lượng cho quy định pháp luật về xây dựng.
- Theo quy định tại điều II của HĐ số 06, ngoài việc đầu
tư tiền, Công ty ADB phải đảm bảo thi công theo đúng thiết kế và giấy phép đã được
phê duyệt; thời gian thi công đúng 18 tháng tính từ tháng 5/2006 đến 30/11/2006
phải xong để đưa công trình vào sử dụng. Như vậy HĐ đã quy định trách nhiệm của
Công ty ADB là tổ chức thực hiện thi công tức là phải đứng ra giao kết HĐKT với
các công ty có chức năng và chứng chỉ trong hoạt động xây dựng. Công ty ADB đã
ký HĐ với Công ty tư vấn của Bộ xây dựng để tư vấn và giám sát việc thi công. Nếu
Công ty IMTECH bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì Công ty ADB sẽ ký HĐ xây dựng
với 1 công ty có chức năng trong xây dựng.
II. Xem xét Biên bản thỏa thuận ngày 13/4/2005-tức là 7 ngày sau khi ký Hợp đồng chính thì thấy:
+ Biên bản thỏa thuận ngày 13/4/2005: Cũng hoàn tòan hợp
pháp vì quy định nâng số tầng từ 9 lên 15 tầng không kể tâng hầm và do Cty
Imtech bỏ vốn tự có để xây dựng. Căn cứ điều ND 16 thì Chủ đầu tư tự quyết định
mà không cần có sự quyết định của cấp trên. Vì ông Khiêm là Viện trưởng, giám đốc
Công ty Imtech kiêm trưởng ban dự án nên hoàn tòan có thẩm quyền ký và đúng
pháp luật. Chúng tôi xin phân tích kỹ hơn như sau:
- Nhận xét về hình thức và nội dung của Biên bản thoả
thuận ngày 13/4/2005: Hình thức thì phù hợp với quy định của pháp luật tức là cũng
được lập thành văn bản do những người có thẩm quyền của hai pháp nhân ký kết.
- Biên bản thỏa thuận ngày 13/4/2005 không phải là Phụ
lục của HĐ số 06 vì không quy định chi tiết hay bổ sung điều khoản nào, không
phải cụ thể hóa những quy định trong HĐ số 06 mà chứa đựng nội dung thỏa thuận
mới, bổ sung về các vấn đề : nâng tòa nhà từ 9 tầng lên 15 tầng và thành lập
Ban dự án do bên A (Cty Imtech là Trưởng ban) để thực hiện việc nhận tiền góp của
các bên và ký kết các HĐKT với các đối tác. Có nghĩa là nội dung hoàn tòan mới.
Đó là lý do mà trong Biên bản này không hề quy định gì liên quan đến các điều
khoản của Hợp đồng số 06 mà các phụ lục khác thường có quy định: " Mọi điều
khoản khác của HĐ chính giữ nguyên".
-Việc ký Biên bản thỏa thuận ngày 13/4/2005 là do đề
nghị của Cty Imtech chúng tôi thấy phù hợp với điều 21 Pháp lệnh HĐKT quy định
trong quá trình thực hiện hợp đồng hai bên có quyền ký Biên bản bổ sung những điều
mới thỏa thuận vào HĐKT và Biên bản này có giá trị pháp lý như HĐKT. Như vậy
chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định của bản án sơ thẩm tại trang 10 là văn
bản này không tách rời HĐKT số 06. Vì vậy các bên phải có trách nhiệm nghiêm
túc thực hiện thỏa thuận đã được ký kết trong HĐKT số 06 cũng như Biên bản thỏa
thuận ngày 13/4/2005. Tuy nhiên quan điểm của luật sư thì phải luôn đứng trên
PLHĐKT để xác định những quy định nào của HĐ và Biên bản phù hợp với luật thì mới
có hiệu lực còn những quy định nào trái luật thì không có hiệu lực thi hành.
Chúng tôi sẽ đề cập ở sau đây về phần không phù hợp với pháp luật quy định
trong Biên bản.
- Căn cứ nguyên tắc quy định tại điều 20 Pháp lệnh HĐKT
về việc các bên có quyền đưa vào HĐ những thỏa thuận không trái quy định của
pháp luật. Do đó tôi cho rằng đối với quy định về tăng số tầng của tòa nhà thì
phù hợp nhưng quy định về tư cách và chức năng của Ban xây dựng thì không phù hợp
với quy định của pháp luật bởi lẽ:
- Ban dự án không có tư cách pháp nhân do đó không thể
đứng ra giao kết HĐKT được.
- Biên bản thỏa thuận ngày 13/4/2005 được ký kết trên
cơ sở HĐ 06 đã được ký kết do đó không thể trái về bản chất đối với HĐ06- là hợp
đồng hợp tác liên kết đầu tư trong đó quy định rõ nghĩa vụ của Cty ADB là xây dựng
tòa nhà.
- Căn cứ giấy phép kinh doanh của Cty ADB thì công ty
này có chức năng thực hiện công việc xây dựng và theo quy định của HĐ. Tuy
nhiên Cty ADB không trực tiếp đứng ra thi công mà giao kết các đơn vị có chức năng
xây dựng để thực hiện cụ thể là đã ký HĐ với Công ty tư vấn giám sát của Bộ xây
dựng và dự kiến ký HĐ với đơn vị xây lắp đủ điều kiện theo quy định của Nghị định
16 để thực hiện xây dựng (nhưng vì Công ty Imtech không bàn giao mặt bằng nên
chưa ký được). Tóm lại Công ty ADB có quyền giao kết các HĐKT với các pháp nhân
khác để thực hiện việc xây dựng thực hiện dự án.
Thứ ba: Sau khi đã kết luận
HĐ 06 ngày 6/4/2005 và Biên bản thỏa thuận 13/4/2005 là hợp pháp thì vấn đề tiếp
theo cần giải quyết liên quan đến mức phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại.
Do phù hợp với các quy định của pháp luật nên HĐ số 06
được coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý ngay từ thời điểm giao kết (tức
là ngày 6/4/2005). Và theo quy định của pháp luật thì mọi sửa đổi bổ sung chấm
dứt hợp đồng phải dựa trên cơ sở sự thỏa thuận nhất trí của cả hai bên.
Nghiên cứu nội dung của HĐ cho thấy hai bên đã bỏ nhiều
thời gian để bàn bạc đi đến thỏa thuận, những điều khỏan quy định quyền và nghĩa
vụ của các bên được thiết kế rất chặt chẽ và nhìn chung thì rất khắt khe đối với
Cty ADB. Như vậy không thể coi là HĐ này ký vội vàng và có nhiều điểm bất lợi
như Bị đơn trình bày.
- Căn cứ Biên
bản thỏa thuận ngày 13/4/2005-tức là 7 ngày sau khi ký Hợp đồng chính thì thấy:
Việc ký Biên bản này là phù hợp với điều 21 Pháp lệnh HĐKT quy định trong quá
trình thực hiện hợp đồng hai bên có quyền ký Biên bản bổ sung những điều mới thỏa
thuận vào HĐKT và Biên bản này có giá trị pháp lý như HĐKT. Việc ký Biên bản thỏa
thuận ngày 13/4/2005 là do đề nghị của Cty Imtech và không phải cụ thể hóa những
quy định trong HĐ số 06 mà chứa đựng nội dung thỏa thuận mới, bổ sung về các vấn
đề : nâng tòa nhà từ 9 tầng lên 15 tầng và thành lập Ban dự án do bên A (Cty
Imtech là Trưởng ban) để thực hiện việc nhận tiền góp của các bên và ký kết các
HĐKT với các đối tác.
Nhìn tổng thể thì Biên bản này chứa đựng những nội
dung có lợi cho Cty Imtech và bất lợi cho Cty ADB. Và điều quan trọng là trong
Biên bản này không hề quy định gì liên quan đến các điều khoản của Hợp đồng số
06 nên tuy không phải là Phụ lục của HĐ nhưng có giá trị như HĐKT.
Căn cứ điều 20 Pháp lệnh HĐKT về việc các bên có quyền
đưa vào HĐ những thỏa thuận không trái quy định của pháp luật. Do đó tôi cho rằng
đối với quy định về tăng số tầng của tòa nhà thì phù hợp nhưng quy định về tư
cách và chức năng của Ban xây dựng thì không phù hợp với quy định của pháp luật
bởi lẽ:
-Ban dự án không có tư cách pháp nhân do đó không thể đứng
ra giao kết HĐKT được.
-Biên bản thỏa thuận ngày 13/4/2005 được ký kết trên cơ
sở HĐ 06 đã được ký kết do đó không thể trái về bản chất đối với HĐ06- là hợp đồng
liên kết đầu tư trong đó quy định rõ nghĩa vụ của Cty ADB là xây dựng tòa
nhà.
-Căn cứ giấy phép kinh doanh của Cty ADB thì công ty
này có chức năng thực hiện công việc xây dựng và theo quy định của HĐ thì Cty
ADB có quyền giao kết các HĐKT với các pháp nhân khác để thực hiện việc xây dựng.
Nếu để Ban dự án giao kết HĐ kinh tế ví dụ mua vật tư và thiết kế thì Ban dự án
không phải là pháp nhân không có quyền giao kết HĐKT và Bên A với tư cách trưởng
ban cũng không có chức năng kinh doanh để thực hiện ký kết các HĐKT. Và quy định
này lại trái với HĐ chính là Cty ADB phải chịu trách nhiệm thi công đúng thời hạn.
Như vậy nếu Cty ADB mà không được tự chủ trong việc lựa chọn và ký kết các HĐKT
để thực hiện HĐ số 06 thì làm sao mà đảm bảo bàn giao công trình đúng tiến độ
(18 tháng).
Căn cứ khoản 2 điều 9 Pháp lệnh HĐKT quy định về HĐKT
có thể bị vô hiệu từng phần, còn những phần khác không ảnh hưởng thì vẫn có hiệu
lực. Như vậy Biên bản thỏa thuận vẫn có giá trị về thoả thuận của 2 bên về nâng
số tầng lên 15 tầng còn quy định về thành lập Ban dự án thì không có giá trị.
- Căn cứ Pháp lệnh HĐ kinh tế thì thấy: Tại điều 36
quy định khi 1 bên đơn phương đình chỉ thực hiện HĐKT khong đúng với quy định tại
điều 27 (tức là được Trọng tài kinh tế thừa nhận) thì bị phạt hợp đồng và phải
bồi thường thiệt hại như trường hợp không thực hiện HĐ theo quy định tại điều
37 của Pháp lệnh này. Điều 37 quy định: Bên nào đã ký HĐ mà không thực hiện thì
bị phạt HĐ ở mức cao nhất của khung hình phạt theo quy định của pháp luật và phải
bồi thường thiệt hại do việc không thực hiện HĐ gây ra.
- Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ thì chính Cty
Imtech đã thừa nhận có hành vi đơn phương chấm dứt HĐ. Nên căn cứ điều 82
BLTTDS quy định khi 1 bên đương sự thừa nhận thì bên kia không phải chứng minh.
- Trong quá trình giải quyết vụ án tuy Cty Imtech cũng
đưa ra 1 vài lý do nhưng không đủ thuyết phục và không phù hợp với các căn cứ được
xem xét miễn giảm trách nhiệm tài sản theo quy định tại điều 40 Pháp lệnh HĐKT
(như bị bất khả kháng, theo lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước, do lỗi của bên
thứ ba, do lỗi của Công ty ADB).
- Về bồi thường thiệt hại: Chính Cty Imtech cũng đã đồng
ý bồi thường thiệt hại cho Cty ADB. Nhưng tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận
yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của Cty ADB là không phù hợp với tình tiết
khách quan có trong hồ sơ vụ án. Căn cứ điểm b điều 21 Nghị định 17 HĐBT của HĐBT
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh HĐKT thì tiền bồi thường thiệt hại là giá
trị số tài sản đã mấy mát, hư hỏng, các khoản thu nhập trực tiếp và thực tế
không thu nhập do bị vi phạm HĐ. Căn cứ các khỏan chi phí mà Cty ADB tôi thấy
có nhiều chi phí là có thật ví dụ: phí thuê luật sư, phí thuê nhân công, trả lương
người lao động, các khoản tiền đã tạm ứng cho các đối tác khi ký kết HĐKT.
Ngòai ra còn thu nhập dự kiến của Công ty ADB theo quy định của HĐ06 là được
khai thác trong 19 năm 6 tháng. Tôi đề nghị HĐXX xem xét cho Cty ADB các khoản
này.
- Về mức phạt hợp đồng: Căn cứ điểm a điều 21 Nghị định quy định nếu trong HĐ không quy định mức phạt
HĐKT thì tòa án sẽ áp dụng theo khung phạt theo quy định. Tức là bị áp dụng mức
cao nhất (12%). Như vậy việc Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng mức phạt 12% là đúng
quy định của pháp luật.
- Về giá trị tiền để tính phạt: Tòa án sơ thẩm chỉ căn
cứ vào giá trị công trình là tòa nhà với 9 tầng = 24 tỷ đồng là chưa phù hợp với
các tình tiết của vụ án bởi vì ngày 13/4/2005 hai bên đã ký Biên bản thỏa thuận
trong đó có nội dung nâng tòa nhà lên 15 tầng = 38 tỷ. Do vậy cần phải căn cứ
vào giá trị này mới là đúng.
Căn cứ vào các HĐKT mà Cty ADB đã ký với các đối tác
thì thấy đều quy định chế tài phạt do không thực hiện HD. Do vậy với sự đơn phương
chấm dứt HĐ số 06 của Cty Imtech sẽ để lại hậu quả cho Cty ADB là sẽ phải đối mặt
với các vụ kiện kinh tế từ phía các đối tác. Do đó số tiền nêu trên để bù đắp
những thiệt hại mà Cty ADB phải gánh chịu và là để Cty này bồi thường cho các đối
tác do bị phạt hợp đồng vì lỗi của Cty Imtech. Theo quan điểm của luật sư như vậy
sẽ thoả đáng và bảo đảm được quyền lợi hợp pháp cho Cty ADB.
5. Đề nghị cụ thể của luật sư:
Căn cứ vào phân tích nêu trên tôi trân trọng đề nghị HĐXX
cụ thể như sau:
5.1.
Đề nghị căn cứ khoản 2 điều 276 BLTTDS sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận
yêu cầu kháng cáo về tính mức phạt hợp đồng (12%) trên cơ sở 39 tỷ và buộc Cty
Imtech phải bồi thường thiệt hại cho Cty ADB với số tiền đã phải thanh toán thực
tế
5.2.
Gỉa sử HĐXX cần điều tra làm rõ về nguồn vốn để xây dựng Trung tâm Hội thảo và
Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật tại 264 Đội Cấn-Ba Đình -Hà Nội mà tại cấp
phúc thẩm chưa có điều kiện làm rõ thì tôi đề nghị hủy án sơ thẩm để giao về
cho Tòa án Hà Nội xét xử lại theo quy định tại khoản 1 điều 277 BLTTDS.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2006.
Luật sư
Phan Thị Hương
Thủy