Ngày cập nhật: 29/07/2011
Sau khi Báo ANTĐ ra ngày 6-9-2008, đăng bài “Bạo lực vô hình” có nhiều bạn đọc gọi điện đến đường dây nóng ANTĐ tìm hiểu về vấn đề này. Phóng viên ANTĐ đã có cuộc trao đổi với một số luật sư, chuyên gia và cả những nạn nhân để giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề “bạo lực vô hình” cũng như cách phòng tránh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Hồi âm bài báo “Bạo lực vô hình”:
Bạo lực “vô hình” là gì?
Trước hết, tình trạng bạo lực vô hình ngay cả thủ phạm
gây ra cũng có thể không nhận thấy. Do vậy chúng ta cần làm rõ các căn
nguyên, trước hết là một hành động dựa trên lý thuyết về xử gồm: Bản
tính của mỗi con người; kiến thức về hiểu biết tâm lý, xử sự, pháp luật;
kinh nghiệm.
Vậy bạo lực vô hình là cái gì? Nó là yếu tố hành vi ứng
xử, tạo ra môi trường ứng xử trong một gia đình, gây sự bất lợi trong
quan hệ, tính tự nhiên, người có hành vi đó đã vô tình hay cố ý gây ra
áp lực cho đối tượng kia.
Tuy nhiên, hành vi này nó phải diễn ra trong một thời
gian dài và như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, mối quan hệ
và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Chúng ta cần phải có cách
phòng chống, có sự cảnh tỉnh về dạng bạo lực “khủng bố” về tinh thần
này. Chúng ta cần phải có những điều luật quy định cụ thể để xử lý.
Bác sĩ, Tiến sĩ Trần Tuấn (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng Hà Nội)
Cần tiếp tục hoàn thiện điều luật cụ thể!
Đây là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện nay mà
chưa có phương “thuốc” nào chữa trị. Do vậy, những hành vi bạo lực
“không nhìn thấy” này vẫn đang tồn tại vì chưa có cơ chế để xử lý.
Tuy điều 42 - Luật Bình đẳng giới quy định, người nào
có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới bao gồm cả trong gia đình
thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhưng vẫn chưa có văn bản nào quy định các tiêu chí
cũng như biện pháp cụ thể để xử lý những hành vi bạo lực “không nhìn
thấy” tồn tại trong các gia đình thậm chí ở các thành phố lớn.
Vừa qua, chúng ta cũng có thêm Luật Phòng chống bạo lực
gia đình. Tuy nhiên, vẫn chưa có điều nào quy định cũng như chế tài xử
phạt cụ thể cho hành vi phạm tội về loại bạo lực “không nhìn thấy này”.
Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về tội làm
nhục người khác (điều 121), tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ
(điều 130) nhưng chưa được áp dụng nhiều do đó chưa phát huy được hiệu
quả răn đe, phòng ngừa mặc dù những trường hợp báo phản ánh đã có dấu
hiệu của tội làm nhục người khác.
Ngoài ra còn sự thờ ơ, vô cảm của cộng đồng thậm chí
của những người trong gia đình (ví dụ trường hợp sống chung với bố mẹ,
anh chị chồng), sự thiếu quan tâm thích đáng của cơ quan, chính quyền
địa phương vì cho rằng đó thuộc “lĩnh vực tư” cũng làm cho tình trạng
bạo lực “không nhìn thấy” ngày càng phát triển.
Hậu quả tất yếu là đẩy người vợ vào hoàn cảnh hoặc chấp
nhận sống đau khổ âm thầm bởi như vậy hoặc là xin được ly hôn và những
người thiệt thòi nhất trong các cuộc chia ly vẫn là phụ nữ và trẻ em.
Luật sư, Tiến sĩ Phan Thị Hương Thủy (Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Long, Hà Nội)
Khoảng lặng trong hôn nhân
Gần 2 năm nay, tôi phải sống trong một tâm trạng cô
độc. Nhiều lúc tôi có cảm giác muốn được đập phá hay tìm một nơi nào đó
để hét lên thật to cho bao nhiêu phiền muộn cùng những u uất trong lòng
được giải tỏa.
Nhưng dường như mọi cố gắng đó chỉ khiến tôi càng thêm
đau khổ. Người đàn ông sau 5 năm đầu gối tay ấp giờ chỉ như một cái bóng
trong ngôi nhà mà chúng tôi đã từng coi là hạnh phúc.
Không hiểu từ lúc nào anh ta đã bị mắc chứng tự kỷ ám
thị, chỉ cần tôi bước chân ra khỏi nhà hay có một người đàn ông ghé mắt
nhìn theo là anh ta tỏ ý nghi ngờ và hạch hỏi tôi đủ điều. Mọi nhất cử,
nhất động của tôi, chồng tôi đều cho rằng tôi đang có người đàn ông
khác.
Thậm chí, ngay cả trong bữa cơm gia đình, trước mặt các
con, anh ta cũng không nói với tôi nửa lời. Đến bây giờ tình yêu tôi
dành cho anh ấy cũng bị nguội lạnh bởi những khoảng lặng mà anh ấy tự
tưởng tượng ra. Chúng tôi đã cùng nhau gặp nhiều chuyên gia về tâm lý
nhưng đều không có kết quả. Có lẽ, giải pháp duy nhất tốt cho cả tôi và
chồng tôi lúc này là chia tay. Vì chỉ có chia tay, tôi mới thoát khỏi
hoàn cảnh đáng sợ này.
An Ninh Thủ Đô