Tư vấn và quan điểm của Luật sư Phan Thị Hương Thủy về trợ cấp thôi việc

Ngày cập nhật: 25/07/2011
Ngày20/6/1992, Chị NguyễnThị Thanh Hà đã ký hợp đồng lao động với Giám đốc Công ty liên doanh Trung tâm Dịch vụ giao dịch Hà Nội là bà Nguyễn Việt Loan. Chị Hà vào làm việc với chức vụ Quản lý văn phòng. Đến ngày 31/7/1997 Công ty liên doanh đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị bằng thông báo thôi việc, với lý do chuyển đổi cơ cấu. Thời gian nghỉ việc bắt đầu từ ngày 01/8/1997, mức lương của chị tại thời điểm nghỉ việc là 430USD. Trong thông báo chấm dứt hợp đồng lao động giám đốc Công ty liên doanh có cam kết sẽ thanh toán trợ cấp nghỉ việc cho chị theo đúng quy định của Luật lao động

Nội dung vụ án: Ngày20/6/1992, Chị NguyễnThị Thanh Hà đã ký hợp đồng lao động với Giám đốc Công ty liên doanh Trung tâm Dịch vụ giao dịch Hà Nội là bà Nguyễn Việt Loan. Chị  Hà vào làm việc với chức vụ Quản lý văn phòng. Đến ngày 31/7/1997 Công ty liên doanh đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị  bằng thông báo thôi việc, với lý do chuyển đổi cơ cấu. Thời gian nghỉ việc bắt đầu từ ngày 01/8/1997, mức lương của chị tại thời điểm nghỉ việc là 430USD. Trong thông báo chấm dứt hợp đồng lao động giám đốc Công ty liên doanh có cam kết sẽ thanh toán trợ cấp nghỉ việc cho chị theo đúng  quy định của Luật lao động. Ngày 17/7/1998 Công ty này đã được Bộ kế hoạch và Đầu tư cho phép giải thể  trước thời hạn (theo QĐ số 337- BKH/QLDA, theo đó Công ty này phải thanh toán mọi quyền lợi cho người lao động trong vòng 7 ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng (tại điều 43 Bộ luật lao động). Theo điều 3 Hợp đồng lao động thì chị Hà sẽ được Công ty  đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của luật lao động. Song trong Sổ bảo hiểm xã hội của chị Hà thì  Công ty này chỉ  đóng bảo hiểm xã hội cho chị đến hết Tháng 3/1997 (mặc dù đến ngày 31/7/1997 chị Hà mới nghỉ việc) và theo điều 3 của hợp đồng lao động nay thì chị Hà được nghỉ phép 16 ngày, trong năm 1997 chị Hà chưa nghỉ phép. Công ty này chưa hề thanh toán cho chị Hà bất kỳ khoản trợ cấp nào sau khi chị thôi việc, dù chị Hà  đã nhiều lần đề nghị. Ngày 27/8/1998 bà Loan đã gửi thư từ  chối thanh toán cho chị. Vì không thể giải quyết bằng con đường thương lượng cho nên chị Hà gửi đơn khởi kiện Công ty liên doanh Trung tâm Dịch vụ giao dịch  Hà Nội trước Tòa Lao động - Tòa án Nhân dânThành phố Hà nội để đòi bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Chị Hà yêu cầu Công ty này phải bồi thường cho chị các khoản sau:
1. Tiền trợ cấp mất việc làm do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 42 Bộ luật lao động( mỗi năm hưởng 1/2tháng lương ): 430 USD x 61 tháng x 1/2 tháng lương = 1.092,90 USD
2.Tiền bảo hiểm xã hội mà Công ty còn nợ chị Hà : 430 USD x (15% + 5%) x 4 tháng= 344,00 USD
3. Tiền bồi thường cho những ngày chị Hà không được làm việc từ ngày 1/8/1997 cho đến thời điểm khởi kiện(1/5/1999): 430USD x 21tháng = 9.030.00USD do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại điều 41 Bộ luật lao động năm 1994.
4. Tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm 1997 (16 ngày) theo quy định tại khoản 3 điều 76 Bộ luật lao động năm 1994: 430.000USD :2 = 215.000USD
     5.  Tiền lãi phạt do Công ty chậm thanh toán theo quy định của điều 313 Bộ luật dân sự năm 1995 với mức lãi suất là 1% tháng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tính từ ngày 09/8/1997 (một tuần sau khi chấm dứt hợp đồng lao động) đến 20/5/1999 là: 3.554.595USD
  Tổng cộng :1.092,90 USD + 344,00 USD + 9.030,00 USD + 215,00 USD + 3.554,595 USD  = 14.236,495 USD
Như vậy:
           1. Việc Công ty liên doanh dịch vụ giao dịch Hà Nội đơn phương chấm dứt hợp đồng với chị Hà có đúng quy định pháp luật lao động không?
           2. Chị Hà có được hưởng khoản tiền mà chị đã  yêu cầu Công ty phải trả  như đã liệt kê ở trên không?

II.quá trình giải quyết; quan điểm luật sư; tư vấn
           
A. quá trình giải quyết
  - Ngày 01/05/1999 bà Nguyễn Thị Thanh Hà làm  đơn khởi kịên gửi Toà án Nhân dân Thành phố Hà nội đòi Công ty này bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
-  Ngày 26/5/1999  Toà án đã thụ lý giải quyết  vụ kiện của chị Hà
- Ngày 6/7/1999 Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 01/ QĐ/LĐST tạm đình giải chỉ giải quyết vụ kiện vì lý do: Trung tâm Dịch vụ giao dịch Hà Nội đã có QĐ số 337/BKH- QLDA ngày 17/7/1998 Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải thể trước thời hạn Trung tâm Dịch vụ giao dịch Hà nội mà chưa có pháp nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng. Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết quyết  vụ án tại điểm a khoản 1 điều 40 Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động: "Toà án quyết định tạm đình chỉ giải quyết trong các trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết, tổ chức đã giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng"
-  Ngày 10/9/1999 Công ty luật Hoàng Long đã có Đơn  kháng cáo lên Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội kháng cáo QĐ số 01/QĐ  của TAND với lý do Công ty liên doanh vẫn còn phải thực hiện thanh lý tài sản cho nên chưa phải chấm dứt tư cách pháp nhân như nhận định của Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội
- Ngày 6/9/1999 Tòa phúc thẩm - TANDTC  tại Hà Nội đã ra bản án Lao động số 95 hủy quyết định tạm đình chỉ số 01/QĐ củaTAND Hà Nội và giao hồ sơ để Tòa án cấp sơ thẩm điều tra giải quyết theo thủ tục chung vì lúc này Ban thanh lý của Công ty  liên doanh sẽ có tư cách bị đơn , đồng thời đưa Công ty Kinh Đô Việt Nam vào vụ kiện với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
                              Tòa phúc thẩm- TANDTC tại Hà Nội quyết định :
       1.Hủy  quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án số 01/QĐ  ngày 6/4/1999 của Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội  về việc kiện bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa:
                  Nguyên đơn:  chị Nguyễn Thị Thanh Hà
                  Bị đơn:  Công ty liên doanh- Trung tâm Dịch vụ giao dịch Hà Nội
2. Giao hồ sơ vụ án  Lao động  trên cho Tòa án nhân dân Hà Nội để tiến hành tố tụng lại từ giai đoạn điều tra

B. Quan điểm luật sư

     1. Chứng minh  quyết định tạm đình chỉ của Tòa án là không có căn cứ :
            Trong quá trình giải quyết Toà án nhận định rằng: Công ty liên doanh Trung tâm Dịch vụ giao dịch Hà Nội đã chấm dứt tư cách pháp nhân (Theo QĐ giải thể số 174/QĐ- UB  của  Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 14/01/2000, quyết định thu hồi giấy phép và con dấu Công ty) hiện chưa có cá nhân tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng. Nhưng tại công văn số 3453 BKH/QLDA ngày 7/6/2000 của Bộ kế hoạch và Đầu tư "V/v thanh lý CTLD Trung tâm dịch vụ giao dịch HN" có nội dung:" Theo biên bản chấm dứt hợp đồng ký giữa Công ty liên doanh, Trung tâm dịch vụ giao dịch Hà nội và Công ty Kinh Đô ( bên Việt Nam trong liên doanh) số 03/1997 ngày 22/8/1997 thì Công ty Kinh Đô (bên Việt Nam trong dự án) đã được giao  và hiện đang sử dụng tài sản của liên doanh". Căn cứ vào khoản 2 điều 40 Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động về "kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng" quy định:
      "    Nếu người sử dụng lao động là tổ chức trong trường hợp sáp nhập,  phân chia doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền quản lý hoặc sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức cũ" và Công ty Kinh Đô hiện đang quản lý sử dụng toàn bộ tài sản của Trung tâm Dịch vụ Giao dịch Hà Nội được coi là tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của Trung tâm Dịch vụ giao dịch Hà Nội.
   Căn cứ khoản 2, khoản 3 điều 40 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì tiếp tục giải quyết vụ án vì lý do tạm đình chỉ là không còn và chấp nhận tư cách bị đơn của Công ty Kinh đô (là bên Việt Nam của dự án) trong vụ lao động này.
   Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì Công ty liên doanh Trung tâm Dịch vụ Giao dịch Hà Nội vẫn chưa bị chấm dứt tư cách pháp nhân bởi vì:
          1. QĐ337/BKH/QLDA chỉ có tính chất "cho phép " Công ty này giải thể trước thời hạn chứ không mang tính chất chấm dứt tư cách pháp nhân và chỉ Bộ kế hoạch và đầu tư ra quyết định mới chấm dứt tư cách pháp nhân.
        2. Trước khi có quyết định thu hồi giấy phép đầu tư, doanh nghiệp có một khoảng thời gian để tiến hành các thủ tục giải thể theo quy định tại điều 33 NĐ 12/CP ngày12/2/1997của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài: "Thành lập ban thanh lý tài sản, tiến hành thanh lý tài sản, thanh lý hợp đồng để thanh toán các khoản thuế, các khoản vay và giải quyết các chế độ cho người lao động (như tiền lương, chi phí bảo hiểm..)
 3. Sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc thanh lý tài sản, doanh nghiệp phải có trách nhiệm nộp giấy phép đầu tư, báo cáo thanh lý, hồ sơ hoạt động  cho cơ quan cấp giấy phép đầu tư và nộp con dấu do cơ quan cấp dấu. Báo cáo thanh lý tài sản phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chuẩn y. Cơ quan cấp giấy phép đầu tư thu hồi giấy phép và thông báo cho các cơ quan hữu quan và khi đó Doanh nghiệp mới thực sự chấm dứt tư cách pháp nhân. Nhưng theo trình bày của đại diện Công ty liên doanh Dịch vụ Giao dịch Hà Nội thì hiện tại Hội đồng quản trị vẫn chưa thành lập  Ban thanh lý tài sản  theo quy định của quyết định giải thể. Con dấu và hồ sơ pháp nhân hiện vẫn niêm phong  do bên Việt Nam quản lý. Pháp nhân vẫn tồn tại và "nên không đưa ra vấn đề sự kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng"
   
2. Hướng giải quyết :
Gửi Công văn đến Bộ kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội và Sở Lao động thương binh x• hội đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp  nghiên cứu phương án, yêu cầu các bên liên doanh có trách nhiệm thanh toán nợ thuế còn lại và nợ lương người lao động của liên doanh để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Đề  nghị Bộ Kế hoạch và  Đầu tư ra quyết định lập Ban thanh lý tài sản để giải quyết việc thanh lý tài sản của Công ty liên doanh, tạo cơ sơ cho Tòa án có căn cứ tiếp tục giải quyết vụ án
Theo dữ kiện đưa ra thì Công ty liên doanh Dịch vụ Giao dịch Hà Nội đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép giải thể trước thời hạn theo QĐ337/QL- DA ngày 17/7/1998 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao đông, theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 38 của Bộ luật Lao động
     Theo quy định của Bộ luật lao động thì Chị Hà sẽ được hưởng quyền lợi sau:
1. Chế độ trợ cấp thôi việc : Tại khoản 1 điều 42 Bộ luật Lao động  quy định: "Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động đã làm việc thường xuyên  trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ 1 năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, công phụ cấp lương nếu có"
Tiền lương làm căn cứ để tính chế độ trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền trước khi sự việc xảy ra,gồm: Lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ và phụ cấp chức vụ (nếu có )

 2.  Thời hạn thanh toán trợ cấp thôi việc cho chị Hà:
Tại điều 43 Bộ luật lao động quy định: "Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày".
Tại điều 11 Nghị định 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động quy định cụ thể các trường hợp đặc biệt đặc biệt như "….. doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc một trong  hai bên gặp thiên tai, hỏa hoạn mà phải thanh toán các khoản trợ cấp thôi việc, bồi thường và các khoản nợ khác thì việc thực hiện thanh toán không được kéo dài quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động"
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho chị Hà:
 Là tổng thời gian đã làm việc theo các bản hợp đồng đã giao kết, kể cả các giao kết bằng miệng mà người lao động thực tế làm việc cho  người sử dụng lao động  đó theo quy định tại khoản 3 điều10 NĐ 198/NĐ- CP  ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động :
- Thời gian làm việc đối với những tháng lẻ được tính như sau:
               + Từ 1 tháng đển dưới 7 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc;
               + Từ đủ 7 tháng đến 12 tháng được tính bằng 1 năm làm việc;
 Như vậy: Việc Công ty liên doanh Dịch vụ Giao dịch Hà Nội  chưa thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động - Chị Hà là vi phạm pháp luật Lao động
C.Tư vấn như sau:
     Hợp đồng lao động mà Công ty liên doanh Dịch vụ Giao dịch  Hà Nội ký với chị Hà là hợp đồng không xác định thời hạn (điểm a khoản 1 điều 27Bộ luật Lao động năm 1994) (vì không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt  hiệu lực hợp đồng). Ngày 31/7/1997 Công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với chị bằng một thông báo và thời gian nghỉ việc tính từ ngày 1/8/1997.  Do đó mà việc Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Hà là không đúng về khoảng thời gian báo trước theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 38 Bộ luật Lao động năm 1994: " ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn". Nên chị sẽ được hưởng khoản tiền bồi thường bằng khoản tiền tương ứng với tiền lương của chị trong những ngày không báo trước theo quy định tại khoản 4 điều 41. Hơn nữa  chị đã thì  làm việc cho Công ty  được hơn 5 năm  (từ năm 1992 đến 1/8/1997- thời điểm bắt đầu thôi việc)  nên chị sẽ được hưởng thêm khoản tiền từ Công ty là tiền trợ thôi việc, cứ mỗi năm  làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có theo quy định tại khoản 1 điều 42: " Khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động  có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương ,nếu có.
     Theo điều 3 hợp đồng thì  chị Hà sẽ được Công ty đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Nhưng trong Sổ bảo hiểm của chị Hà thì Công ty chỉ đóng đến hết tháng 3/1997 mặc dù đến ngày 31/7/1997chị Hà mới nghỉ việc.
     Chị Hà được nghỉ phép 16 ngày, nhưng chị chưa nghỉ mà chị đã có thời gian làm việc cho Công ty 5 năm như vậy chị đã có thâm niên làm việc nên chị được nghỉ thêm một ngày nữa: 16+1= 17 ngày, theo quy định tại điều 75 Bộ luật Lao động: " Số ngày nghỉ hàng năm được tăng theo thâm niên làm việc tại doanh nghiệp hoặc với người sử dụng lao động, cứ năm năm nghỉ thêm một ngày"
     Mà trong năm 1997, chị chưa nghỉ phép đến ngày 31/7/1997 Công ty  đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với chị nên Công ty phải trả lương cho những ngày chị chưa nghỉ:" Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm ,thì được trả lương những ngày chưa nghỉ" (tại khoản 3 điều 76 Bộ luật Lao động)
        Cụ thể số tiền mà chị Hà sẽ được hưởng là :

1. Tiền trợ cấp mất việc làm do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 42, điều38 Bộ luật lao động( mỗi năm hưởng 1/2tháng lương ): 430 USD x 61 tháng x 1/2 tháng lương +215 USD = 1.307,90 USD
2.Tiền bảo hiểm xã hội mà Công ty còn nợ chị Hà : 430 USD x (15% + 5%) x 4 tháng= 344,00 USD
3. Tiền bồi thường cho những ngày chị Hà không được làm việc từ ngày 1/8/1997 cho đến thời điểm khởi kiện(1/5/1999): 430USD x 21tháng = 9.030.00USD do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại điều 41 Bộ luật lao động năm 1994.
4. Tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm 1997 (17 ngày) theo quy định tại khoản3 điều 76 Bộ luật Lao động năm 1994: 430,00USD :2 = 215,00 USD
 5.  Tiền lãi phạt do Công ty chậm thanh toán theo quy định của điều 313 Bộ luật dân sự năm 1995 với mức lãi suất là 1% tháng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tính từ ngày 09/8/1997( một tuần sau khi chấm dứt hợp đồng lao động) đến 20/5/1999 là : 3.554.595 USD
  Tổng cộng :1.307,90 USD + 344,00 USD + 9.030,00 USD + 215,00 USD + 3.554,595 USD  = 14.451,495 USD
Như vậy:  Công ty liên doanh Dịch vụ Giao dịch Hà Nội  sẽ phải thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động - Chị Hà. Việc Công ty này không thanh toán là vi phạm pháp luật Lao động.