Ngày cập nhật: 25/07/2011
Năm 1996 Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng tại Hải phòng có ký Hợp đồng mua tàu biển với Tập đoàn T&H Group của Mỹ để mua một con tàu Ocean Freeze với giá 220.000.000 USD. Con tàu khởi hành từ cảng Floria về cảng Hải Phòng. Trên đường đi con tàu ghé vào Cảng Miami và tại đây các thủy thủ đình công do không được chủ tàu trả tiền lương. Tòa án tại đây đã ra lệnh bắt tàu và gửi Thông báo yêu cầu chủ tàu đến để trả tiền nhưng người bán (chủ tàu) không đến. Còn người mua- Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng khi biết được tin thì đã quá muộn vì con tàu đã bị bán đấu giá để trả lương thủy thủ, án phí Tòa án và phí luật sư, phí lưu tàu tại Cảng Miami. Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng đã thuê Công ty luật Hoàng Long làm thủ tục khởi kiện Ngân hàng Thương mại cổ phần hàng hải tại Tòa Dân sự Hải Phòng cũng là lúc Cơ quan điều tra Hải Phòng khởi tố vụ án hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng do làm mất tiền của Nhà nước
Vụ án Con tàu ocean freeze
1. Tóm tắt nội dung vụ án.
Năm 1996 Nhà máy sửa chữa tầu biển Phà rừng (Thuỷ Nguyên-Hải phòng) có ký hợp đồng với Công ty T&H International Group (quốc tịch Mỹ) có trụ sở đóng tại Dallas bang Texas (Hoa Kỳ) để mua 1 con tàu tên là Ocean Freeze trị giá 220.000 đô la Mỹ. Theo quy định của hợp đồng bên Mua sẽ thanh toán tiền cho bên Bán theo phương thức tín dụng thư (L/C) thông qua Ngân hàng Cổ phần Hàng hải, Hội sở chính tại thành phố Hải phòng. Bên Bán sẽ phải cung cấp giấy bán tàu có chứng thực của Đại sứ quán ( hoặc l•nh sự quán) Việt Nam tại Mỹ hoặc Toà dân sự Mỹ để làm chứng từ thanh toán tiền.
Sau đó bên Bán đã chuyển bộ hồ sơ thanh toán về cho người Mua thông qua Ngân hàng Hàng hải. Ngân hàng cũng giữ 01 bộ chứng từ thanh toán và yêu cầu Nhà máy phải có ý kiến trong vòng 3 ngày. Sau khi bên Mua thông báo chấp nhận thanh toán thì Ngân hàng đã thanh toán cho bên Bán thông qua Ngân hàng của bên Bán chỉ định (Bank One Texas).
Nhưng sau đó Nhà máy đã chờ mãi, mà không thấy tàu về. Nhà máy đã cố gắng liên lạc với T&H International Group để hỏi tình hình và xác định lý do tại sao việc giao tàu lại không đúng quy định của hợp đồng, nhưng đều không có kết quả. Cuối cùng thì Nhà máy cũng đã tìm hiểu được nguyên nhân đó là con tàu Ocean Freeze đã bị toà án bang Florida bắt giữ để giải quyết việc kiện đòi tiền lương của thuỷ thủ đoàn. Toà án Florida cũng đã tống đạt giấy triệu tập cho chủ tàu là Huỳnh Thanh Hùng -Chủ tịch T&H International Group đến để giải quyết thanh toán lương và các khoản nợ khác để lấy tầu về. Nhưng chủ tàu đã không đến do đó toà án đã ra quyết định phát mại con tàu để thanh toán các khoản nợ. Có 1 điều mà lúc đó Nhà máy đã không giải thích được là tại sao toà án Mỹ lại không thông báo cho Nhà máy về vụ bắt giữ tàu.
Do bị thất thoát số tiền mua tàu nên Cơ quan công an Hải phòng đã quyết định khởi tố vụ án liên quan đến hợp đồng mua bán con tàu Ocean Freeze tại Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà rừng.
Cũng trong thời gian sau khi thanh toán tiền mà chưa thấy tàu biển, Nhà máy đã tìm đến Công ty luật Hoàng Long nhờ tư vấn và giúp đỡ pháp lý để giúp Nhà máy khắc phục hậu quả. Thế là Công ty luật Hoàng Long vào cuộc cùng với khách hàng của mình giải quyết vụ việc.
2. Qúa trình tư vấn và giúp đỡ pháp lý cho khách hàng.
Sau khi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án Công ty luật Hoàng Long nhận thấy có 1 vấn đề cần phải làm rõ đó là: Tại sao khi tầu Ocean Freeze bị bắt giữ tại cảng Florida trên hành trình về Hải phòng, Việt Nam, Toà án hàng hải bang Florida đã không thông báo cho người Mua-là Nhà máy tàu biển Phà rừng biết để có hướng giải quyết trong khi toà án đã thông báo cho người Bán và những người có liên quan biết?
Vì vậy chúng tôi đã rà soát lại các tài liệu như: hợp đồng mua bán con tàu giữa T&H International Group và Nhà máy Sửa chữa tàu biển Phà rừng; bộ chứng từ thanh toán; hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải và Nhà máy; Giấy xin mở tín dụng thư để nhập hàng nhập khẩu của Nhà máy gửi Ngân hàng; Thư tín dụng (L/C) do Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải phát hành; và các tài liệu giao dịch của các bên. Chúng tôi đã thấy có sự không bình thường ở bộ chứng từ thanh toán. Cụ thể tại điều 2 Hợp đồng mua bán tàu quy định Ngân hàng thanh toán khi người bán xuất trình các tài liệu sau:
“a. Văn tự Bán có công chứng hợp thức do Bên Bán, Tập đoàn quốc tế T&H, chuyển quyền sở hữu tàu theo nguyện vọng của bên Mua và phải nêu rõ tàu không bị ràng buộc, vướng víu cản trở bởi bất cứ điều kiện nào, không bị thế chấp, không phải tài sản thế chấp, không nằm trong một yêu sách hay một khoản nợ nào và phải được Đại sứ quán/Lãnh sự Việt Nam hoặc Toà án Dân sự Mỹ xác nhận hợp pháp.
b. Hoá đơn thương mại được làm thành sáu bản bằng tiếng Anh do Bên Bán ký với giá mua là 220.000 đôla (Hai trăm hai mươi nghìn đôla)
c. Biên bản bàn giao tàu do nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng và Tập đoàn Quốc tế T& H ký chứng nhận việc giao tàu cho Bên Mua”.
Về Văn tự bán tàu: Theo quy định của hợp đồng mua bán thì giấy này là một trong các giấy tờ quan trọng có trong bộ chứng từ thanh toán.
Về nội dung: Trong đó phải ghi rõ: “Để sở hữu toàn bộ con tàu nói trên mãi mãi và bên bán bằng văn bản này thoả thuận với bên mua rằng, bên bán có toàn quyền của người chủ sở hữu hợp pháp con tàu, và con tàu này không bị dính líu, vướng víu vào bất kỳ khoản tranh chấp nào, cầm cố, cầm giữ tài sản Hàng hải khiếu nại kiện tụng và khoản nợ nần nào và được hợp pháp hoá bởi một Toà án Dân sự Hoa kỳ và rằng bên bán sẽ bảo đảm và bảo vệ quyền sở hữu con tàu này đối với bất kỳ kiện tụng khiếu nại của bất kỳ người nào”.
Về hình thức: phải được hợp pháp hoá bởi một Toà án Dân sự Hoa Kỳ.
Tuy nhiên khi nghiên kỹ tài liệu này Công ty luật Hoàng Long đã phát hiện giấy này không phù hợp yêu cầu của hợp đồng về hình thức. Cụ thể không có con dấu chứng thực của một trong những Cơ quan mà hợp đồng yêu cầu (Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ hoặc Toà án dân sự Mỹ). Đó chính là nguyên nhân tại sao Toà án Mỹ đã không thông báo và triệu tập Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà rừng khi con tàu bị bắt giữ bởi vì con tàu chưa làm thủ tục chuyển dịch quyền sở hữu từ người bán sang người mua. Do đó toà án chỉ thông báo cho T&H International Group với tư cách là chủ tàu để có biện pháp giải quyết nếu không toà án sẽ phát mại. Vì công ty này đã im lặng không có ý kiến gì nên toà án Hàng hải bang Florida đã quyết định phát mại con tàu để thanh toán các khoản nợ.
3. Các công việc mà Công ty luật Hoàng Long tư vấn cho khách hàng tiến hành:
-----
insbởi vì thông tin nngày 17 tháng 3 năm 2000 tại Trung tâm trọng tài Quốc Tế Việt Nam đã giải quyết vụ kiện của Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng (gọi tắt là Nhà máy) về việc thực hiện L/C với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam- Hội sở Hải Phòng (gọi tắt là Ngân hàng) về việc mua con tàu OCEAN FREEZE với tập đoàn T&N. Tuy nhiên để đi đến được giai đoạn ký kết được Hợp đồng chuyển giao này thì Nhà máy đã rất vất vả. Trước hết ta đi tìm hiểu:”nguồn gốc” của con tàu này từ đâu:
Tàu OCEAN FREEZE, được sản xuất năm 1961 tại Đức, Cờ hiệu và cảng đăng ký là: PANAMAIAN/ PANAMA, có tổng trọng tải 2438MT, dùng vào chuyên chở hàng hoá, chủ sở hữu con tàu này là tập đoàn T&N. Do không có nhu cầu sử dụng nữa nên con tàu đã được bán đi. Bên bán là tập đoàn T&N International Group tại 4349 Saugus Dr. Grand Prarie, Texas, Mỹ. Bên mua là Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Hải Phòng, Việt Nam. Giá bán con tàu là: 220. 000 USD (hai trăm nghìn đôla Mỹ) sau khi thống nhất thì hai bên đã đi đến thực hiện Hợp đồng. Phương thức thanh toán L/C thông qua Ngân hàng Cổ phần hàng hải Việt Nam, tuy nhiên việc mua bán con tàu này đã không thực hiện được như dự định, cụ thể là: quá trình đưa con tàu về Việt Nam trên đường về thì đã bị hải quan Mỹ bắt giữ mà lỗi là do bên bán đã không thông báo tình trạng thực tế của con tàu. Tranh chấp xảy ra thì một phần lỗi thuộc về Ngân hàng chính vì vậy mà Nhà máy đã kiện Ngân hàng ra Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam.
NỘI DUNG TRANH CHẤP
1.Mở và tu chỉnh L/C:
Căn cứ điều 2 hợp đồng mua tàu “Ocean Freeze” ký ngày 12/08/1996 (giữa nhà máy Phà Rừng với T&H INTERNATIONAL GROUP) quy định hai bên mua bán nhất trí chỉ định Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam – Hội sở Hải Phòng là ngân hàng mở L/C – là ngân hàng của bên mua để thanh toán tiền mua tàu “Oean Freeze” cho bên bán thông qua Ngân hàng của bên bán là Bank One Texas, địa chỉ NA 2908 E. Pioneer Parkway, Arlington, Texas &^010.
Ngày 24/8/1996 nhà máy Phà Rừng gửi Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam – Hội sở Hải Phòng đơn xin mở L/C (dưới tiêu thức đề Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu ) để thanh toán tiền mua tàu “Ocean Freeze”
Trên cơ sở đơn yêu cầu của nhà máy Phà Rừng, ngày 30/8/1996 Ngân hàng đã phát hành Tín dụng thư số 1IA0896US0035/11 trị giá 220.000 USD cho người hưởng là T&H International Group, Địa chỉ: 4349, Saugus DR Grand Prairie, Texas 75052 (Gọi tắt là công ty T&H), trong đó quy định “tín dụng thư này tuân theo UCP DC 1993, bản sửa đổi của Phòng thương mại quốc tế số 500 (gọi tắt là UCP500)”
2. Quy định về bộ chứng từ thanh toán:
Theo quy đinh của L/C số Hull Insurance Policy phát hành ngày 30/8/1996, Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán cho T&H, thông qua Ngân hàng của bên bán, số tiền 220.000USD khi xuất trình bộ thanh toán chứng từ gồm các loại chứng từ sau:
(i) Bản gốc chứng từ “Bill of Sale” (văn tự bán tàu)
(ii) Chứng từ “Commercial Invoice” (hóa đơn thương mại)
(iii) Chứng từ “Hull Insurance Policy” (Đơn bảo hiểm thân tàu)
(iv) Bản sao chứng từ cable/telex advising shipment particulars to Pha Rung Shipyard co. (Bản sao điện toán/ điện tín thông báo về giao hàng gửi cho nhà máy Phà Rừng).
+Theo L/C sửa đổi ngày 7/9/1996 thì bộ chứng từ thanh toán chỉ 3 loại gồm: Bill of Sale, Commercial Invoice, Hull Insurance Policy.
3. Quy định về nội dung của từng loại chứng từ:
+ Theo quy định của L/C số 1IA0896US0035/11 phát hành ngày 30/8/1996 thì yêu cầu đối với từng loại chứng từ thanh toán cụ thể như sau:
- Chứng từ “Bill of Sale”: Chứng từ này phải là bản gốc (Original), Do T&H International Group lập có nội dung chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên Mua và được công chứng (notarized) và hợp pháp hóa (legalized) bởi đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Việt Nam hoặc Tòa án Dân sự tại Mỹ.
- Chứng từ “Commercial Invoice” gồm: 06 bản tiếng Anh do bên bán ký với giá trị 220.000USD cho toàn bộ con tàu theo điều kiện cơ sở C.I.F Hải Phòng, Việt Nam.
- Chứng từ “Hull Insurance Policy”(đơn bảo hiểm): chứng nhận cho một chuyến hành trình từ MIAMI về Nhà máy Phà Rừng, Hải Phòng Việt Nam với trị giá 500.000 USD do bên Bán chịu.
+ Sau khi phát hành L/C nói trên Nhà máy Phà Rừng đã 3 lần yêu cầu Ngân hàng sửa đổi tu chỉnh L/C nhưng chỉ có L/C sửa đổi lần 3 ngày 21/9/96 thay đổi nội dung của đơn bảo hiểm cụ thể: “Đơn bảo hiểm thân tàu/ giấy chứng nhận tổn thất toàn bộ cho một chuyến hành trình từ MIAMI về Phà Rừng, Hải Phòng Việt Nam với trị giấ 242.000 USD do bên Bán chịu thể hiện rõ khiếu nại sé được thanh toán tại Việt Nam theo đơn vị tiền tệ trong hóa đơn”.
4. Thanh toán L/C.
+ Theo quy định của UCP 500, ngay sau khi mở L/C số 1IA0896US0035/11 Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Ngân hàng bên Mua) đã chuyển L/C và nội dung các lần sửa đổi cho Ngân hàng của bên bán.
Ngày 8/10/96 Ngân hàng đã nhận được bộ chứng từ thanh toán từ Ngân hàng thông báo của bên Bán. Sau khi kiểm tra Ngân hàng đã có Công văn số 944/ĐNHSHP gửi nhà máy thông báo ba khác biệt (Ngân hàng gọi là “sai biệt”) liên quan đến 3 loại chứng từ: Hối phiếu, Hóa đơn Thương mại, Đơn bảo hiểm. Cụ thể:
* Khác biệt liên quan đến hối phiếu (là loại chứng từ mà L/C không quy định): Ngày lập hối phiếu sớm hơn ngày khởi hành của tàu.
* Khác biệt liên quan đến Hóa đơn Thương mại: Có sự khác nhau về địa chỉ người thụ hưởng, cụ thể:
- Địa chỉ trong L/C: 4349, Saugus DR Grand Prairie, Texas 75052
- Địa chỉ ghi trong chứng từ “Original Invoice”: 4349, Saugus DR Gran Prarie, Texas 75052.
Tức là địa chỉ trong chứng từ “Original Invoice” thiếu hai chữ cái (chữ D của từ GRAND và chữ I của từ PRAND). Thực ra đây chỉ là sai sót về lỗi chính tả, không làm ảnh hưởng đến nội dung của chứng từ này.
* Khác biệt liên quan đến đơn bảo hiểm: cụ thể ngày ghi trong đơn bảo hiểm (là 24/9/96) muộn hơn ngày khởi hành quy định trong L/C (là 20/9/96 = 4 ngày).
Ghi chú: Khác biệt này không thuộc nội dung quy định trong L/C sửa đổi ngày 21/9/96.
+ Ngày 10/10/96 : Sau khi nghiên cứu 3 khác biệt mà ngân hàng nêu, Nhà máy đã có Công Văn gửi Ngân hàng chấp nhận 3 khác biệt này vì L/C không quy định cho nên Nhà máy cho là không quan trọng (như phân tích ở trên).
Ghi chú: Thực ra theo quy định của điều 14 UPC 500 thì Ngân hàng mới là người có trách nhiệm tra bộ chứng từ, xác nhận tính phù hợp của chứng từ so với L/C và quyết định thanh toán, còn việc thông báo sai biệt (nếu có) cho người yêu cầu chỉ là việc đơn phương thăm dò ý kiến nhằm mục đích thuyết phục họ chấp nhận các sai sót (nếu có thể).
+ Ngày 12/10/96 Ngân hàng Hàng Hải Hải Phòng lại gửi Fax cho Ngân hàng thông báo của bên Bán (là ngân hàng trực tiếp nhận bộ chứng từ từ người Bán) thông báo về ba khác biệt như nêu trong Công văn số 944 cho Nhà máy ngày 8/10/96 nhưng ngân hàng không có ý kiến về việc từ chối không chấp nhận bộ chứng từ do có sai biệt so với L/C theo quy định tại điều 14 khoản b của UPC500.
Ghi chú: Cho đến thời điểm đó (sau 4 ngày kể từ ngày gửi công văn cho nhà máy thông báo 3 khác biệt) Ngân hàng vẫn không phát hiện thêm sai biệt nào khác của bộ chứng từ. Điều này chứng tỏ Ngân hành kiểm tra bộ chứng từ rất sơ sài.
+ Ngày 15/10/96: nhà máy tiếp tục đền nghị Ngân hàng thực hiện thanh toán bởi vì cho đến thời điểm này Ngân hàng cũng không phát hiện thêm được khác biệt nào của bộ chứng từ, mặt khác đã quá thời gian hợp lý để Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ theo quy định tại điều 13 khoản b của UPC500.
Cùng ngày 15/10/96 Ngân hàng đã tiến hành thanh toán tiền mua tàu “Ocean Freeze” số tiền là 220.000 USD cho người Bán mặc dù Ngân hàng vẫn chưa nhận được trả lời từ phía Ngân hàng của bên Bán về 3 sai biệt đã thông báo theo Fax ngày 12/10/96.
Nhưng còn một số khác biệt và sai biệt nữa của bộ chứng từ thì Ngân hàng đã không hề phát hiện cụ thể:
a. Sai biệt của chứng từ “Bill of Sale”: Trên bề mặt của chứng từ này có các sai biệt sau:
(i) Sai biệt về lỗi chính tả: Trong L/C: “LIENTS” nhưng trong chứng từ “Bill of Sale” là: “LIENS” (tức là thiếu một chữ cái “T”).
(ii) Sai biệt về từ: trong L/C: “AND” nhưng trong chứng từ “Bill of Sale” là: “A”.
(iii) Sai biệt về thủ tục hợp pháp hóa: Trong L/C quy định chứng từ phải được hợp pháp hóa (legalized) tại một trong ba cơ quan là (1) Đại sứ quán hoặc (2) Lãnh sự quán Việt Nam hoặc (3) Tòa án dân sự tại Mỹ nhưng trên bề mặt của Bill of Sale thì không thể hiện chứng từ này đã được hợp pháp hóa của bất cứ cơ quan nào như trên.
Ghi chú: Theo quan điểm của nhà máy sai biệt này mới là nghiêm trọng vì là nguyên nhân gây thiệt hại cho nhà máy (như phân tích ở dưới đây).
b. Sai biệt về chứng từ “Commercial Invoice”: Trong L/C gọi là “Commercial Invoice” nhưng thực tế lại là “Original Invoice”.
NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ CHO YÊU CẦU CỦA NHÀ MÁY PHÀ RỪNG
Nhà máy đề nghị trung tâm trọng tài chấp nhận yêu cầu của nhà máy về việc đòi Ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nhà máy vì đã không thực hiện đúng nghiệp vụ thanh toán L/C tiền mua tàu “Ocean Freeze” theo quy định của UPC500 trên cơ sở những căn cứ cụ thể sau:
Thứ nhất: Không tuân thủ điều 20 UPC 500 quy định trách nhiệm của Ngân hàng về kiểm tra chứng từ.
Theo quy định điều 20 (khoản d) thì “ khi tín dụng nêu điều kiện đối với chứng từ là phải được chứng thực, có hiệu lực, có giá trị, có chứng nhận hoặc nêu lên những yêu cầu tương tự thì những chứng từ đó sẽ được thực hiện bằng ký tên, đóng dấu hoặc dán lên bề mặt chứng từ đó những ký hiệu hoặc dấu hiệu thể hiện chúng đáp ứng các điều kiện đó”.
Tại mục 46A của L/C quy định rất rõ các điều kiện của chứng từ Bill of Sale là: phải là bản gốc (original), do Công ty T&H lập (prepaired), có công chứng (notarized) và được hợp pháp hóa (legalized).
Riêng đối với yêu cầu hợp pháp hóa thì L/C quy định rất rõ các cơ quan có thẩm quyền thực hiện quy định này đó là: Đại sứ quán Việt Nam hoặc Lãnh sự quán Việt Nam hoặc Tòa án Dân sự tại Mỹ. Trên thực tế trên bề mặt của Bill of Sale đã không hề có bất kỳ dấu hiệu nào để chứng tỏ rằng nó đã được hợp pháp hóa bởi một trong các cơ quan quy định trên.
Điều này có thể suy đoán rằng Ngân hàng đã không hề kiểm tra chứng từ Bill of Sale – là chứng từ quan trọng nhất (vì được sếp hàng đầu trong mục 46A của L/C) mặc dù đã có một khoảng thời gian hợp lý là 07 ngày để kiểm tra tính phù hợp của chứng từ đối với L/C.
Thứ hai: Không tuân thủ điều 13 UCP 500 quy định về chuẩn mực việc kiểm tra chứng từ.
- Theo điều 13 (khoản a): Đối với các chứng từ không quy định trong L/C thì Ngân hàng không phải kiểm tra. Nếu chúng được xuất trình thì ngân hàng gửi lại cho người xuất trình.
Theo thông báo của Ngân hàng tại công văn số 944 ngày 8/10/96 thì có Hối phiếu là chứng từ mà L/C không quy định. Như vậy đáng ra Ngân hàng không cần kiểm tra và gửi cho nhà máy để có ý kiến mà phải gửi lại cho Ngân hàng thông báo.
- Cũng theo quy định tại điều này Ngân hàng khi nhận bộ chứng từ ( gồm 3 loại) phải có nghĩa vụ và trách nhiệm kiểm tra với sự cẩn thận thích đáng để xác định rằng trong mọi trường hợp các chứng từ đó thể hiện trên mặt của chúng là phù hợp với những điều kiện của L/C. Như trên đã phân tích mặc dù chứng từ “Bill of Sale” và “ Commercial Invoice” trong đó chứng từ “Bill of Sale” có rất nhiều điểm không phù hợp với L/C nhưng Ngân hàng đã không hề phát hiện.
Quan điểm của Nhà máy Phà Rừng về công văn số 944 của Ngân hàng ngày 8/10/96.
Quan điểm của nhà máy Phà rừng là chỉ có những khác biệt nào mà UCP 500 quy định thì mới được coi là sai biệt. còn ba khác biệt mà ngân hàng nêu tại công văn 944 ngày 8/10/96 (ngân hàng gọi là sai biệt) không được coi là sai biệt vì nằm trong quy đinh của UPC 500 cụ thể như sau:
Thứ nhất: khác biệt liên quan đến Hối phiếu.
Như phân tích ở trên, vì trong L/C không quy định về Hối phiếu cho nên căn cứ điều 13 UPC 500 Ngân hàng không cần kiểm tra và nêu khác biệt (nếu có) mà ngân hàng phải chuyển trả lại cho Ngân Hàng thông báo. Hơn nữa nhà máy đã chấp nhận khác biệt này vì không quan trọng.
Thứ hai: Khác biệt liên quan đến Hóa đơn thương mại.
Căn cứ quy định của điều 37 UCP 500 thì Hóa đơn thương mại phù hợp vì được lập đứng tên người yêu cầu mở L/C (tức nhà máy Phà Rừng) và không vượt quá số tiền tín dụng cho phép (220.000 USD). Còn việc thiếu hai chữ cái của địa chỉ người thụ hưởng (Công ty T&H) trong chứng từ này chỉ bị coi là lỗi chính tả chứ không gọi là sai biệt.
Ghi chú: trong khi đó sai biệt về ghi sai tên chứng từ (cụ thể “Commercial Invoice” thành “Original Invoice” thì Ngân hàng lại không phát hiện.
Thứ ba: khác biệt liên quan đến Đơn bảo hiểm.
Căn cứ điều 35 khoản b UCP 500 quy định về chứng từ bảo hiểm thì “ Nếu trong tín dụng không có những chỉ thị cụ thể thì Ngân hàng chấp nhận các chứng từ bảo hiểm theo như xuất trình”.
Theo điều 46A của L/C phần quy định về chứng từ bảo hiểm thì không có chỉ thị cụ thể về ngày phát hành. Đơn bảo hiểm cũng như ngày khởi hành của tàu. Do vậy Đơn bảo hiểm của người bán xuất trình được coi là hợp lệ và việc ngày mua bảo hiểm muộn hơn ngày khởi hành muộn nhất của tàu quy định trong L/C không được coi là sai biệt.
Tóm lại: theo quan điểm của nhà máy Phà Rừng thì các khác biệt do Ngân hàng phát hiện (như đã chỉ ra tại công văn số 944/ĐNHSHP ngày 8/10/96) và được nhà máy chấp nhận không phải là quan trọng và không phải là nguyên nhân làm mất tiền mua tàu Ocean Freeze (như phân tích ở phần trên).
Theo nhận định của Thanh tra Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại công văn số 31/CV-TTr1 ngày 11/1/1999 thì do sai biệt liên quan đến chứng từ “Bill of Sale” (cụ thể chưa được chứng thực về quyền sở hữu) nhưng Ngân hàng không phát hiện và yêu cầu người bán hoàn tất thủ tục hợp pháp hóa, đã làm cho nhà máy Phà Rừng mất quyền tha gia giải quyết việc kiện con tàu tại Tòa án Hàng hải quận phía Nam bang Florida. Kết quả con tàu đã bị đem bán đấu giá để trang trải các khoản nợ theo quyết định của Tòa án Mỹ.
YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ BỒI THƯỜNG
Nhà máy yêu cầu Ngân hàng bồi thường thiệt hại các khoản sau:
1. Tiền mua tàu “Ocean Freeze” mà Ngân hàng đã thanh toán khi bộ chứng từ chưa phù hợp với quy định của L/c là: 220.000USD.
2. Yêu cầu Ngân hàng trả lại cho nhà máy Phà Rừng phí mở L/C mà Ngân hàng đã thu là 120 USD vì Ngân hàng đã không thực hiện đúng như yêu cầu.
3. Yêu cầu Ngân hàng trả lại cho nhà máy tiền lãi vay tính trên số tiền 187.000 USD( từ ngày 15/10/96 cho đến ngày 27/02/1997) là 4.509,64USD mà nhà máy đã vay để mua tàu “Ocean Freeze” theo hợp đồng tín dụng số 12 -10/96 ngày 15/10/96.
4. Yêu cầu Ngân hàng bồi thường thiệt hại cho Nhà máy bằng số tiền phạt chậm thanh toán theo lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên số tiền mua tàu là 220.000 USD tính từ ngày 16/10/1996 đến ngày 16/10/1999: 9,36% x 150% x 220.000 USD x 3 năm = 92.664,00 USD.
5. Nhà máy đề nghị trung tâm trọng tài buộc Ngân hàng chịu phí trọng tài mà Nhà máy đã nộp theo quy định của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
Tổng cộng: (1) + (2) + (3) + (4) = 317.293,64 USD và phí trọng tài
GIÁ TRỊ VỤ KIỆN
Giá trị vụ kiện là tổng số tiền mà Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng yêu cầu Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Hội sở Hải Phòng phải bồi thường cho Nhà máy là: 317.293,64 USD.