Ngày cập nhật: 25/07/2011
Nhân ngày PHỤ NỮ VIỆT NAM diễn đàn Tư vấn pháp luật sẽ giới thiệu một số quy định pháp luật của Việt Nam áp dụng đối với phụ nữ
Nhân ngày PHỤ NỮ VIỆT NAM diễn đàn
Tư vấn pháp luật sẽ giới thiệu một số quy định pháp luật của Việt Nam áp dụng đối với
phụ nữ. Qua đó có thể thấy quan điểm của Nhà nước ta luôn bảo đảm một cách tốt nhất
các quyền cơ bản của người phụ nữ là chủ thể luôn nhận về mình những thiệt thòi trong cuộc sống nhưng cũng là lực
lượng đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển đất nước. Nhất là những quy định
của Bộ luật hình sự thể hiện tính nhân văn của Nhà nước đối với phái yếu kể cả
khi họ là tội phạm nguy hiểm cho xã hội.
1. BO LUAT HINH SU nam 1999
(Trich)
Điều 35. Tử hình
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối
với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối
với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ
nữ có thai hoặc phụ nữ đang
nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành
án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng
tuổi.
Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Trong
trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình
chuyển
thành tù chung thân.
Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự:
h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong
tình trạng không thể
tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật
chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
Điều 61. Hoãn chấp hành hình
phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các
trường hợp sau
đây:
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng
tuổi, thì được hoãn cho đến khi con
đủ 36 tháng tuổi;
Điều 62. Tạm đình
chỉ chấp hành hình phạt tù
1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một
trong các trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều 61 của Bộ luật này, thì có thể
được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
CHƯ ƠNG XII
CÁC TỘI XÂM PHẠM
TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE ,
NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯ Ờ I
Điều 93. Tội giết
người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ mười
hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
b)
Giết phụ nữ mà biet la dang co
thai".
-------------------------------------------------------------------------------------------
2.
BO LUAT LAO DONG nam 1994, sua doi bo sung nam 2002 (Trich).
CHƯƠNG X:
NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
Điều 109
1- Nhà nước bảo đảm
quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách
khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nữ có việc
làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh
hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc làm tại nhà.
2-
Nhà nước có chính sách và biện pháp từng bước mở mang việc làm, cải thiện điều
kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc
lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có
hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống
gia đình.
Điều 110
1- Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm mở rộng nhiều
loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ để ngoài nghề đang làm người lao
động nữ còn có thêm nghề dự phòng và để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng,
phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
2-
Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với những doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động nữ.
Điều 111
1- Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành
vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.
Người
sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử
dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
2- Người sử dụng lao động phải ưu
tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công
việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần.
3- Người sử dụng lao
động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người
lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng
tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Điều 112
Người lao
động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi
thường theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, nếu có giấy của thầy thuốc
chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Trong trường hợp
này, thời hạn mà người lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ
thuộc vào thời hạn do thầy thuốc chỉ định.
Điều 113
1- Người sử dụng lao
động không được sử dụng người lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy
hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ
và nuôi con, theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban
hành.
Doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động nữ làm các công việc nói trên
phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang công việc khác
phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, cải thiện điều kiện lao động
hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.
2- Người sử dụng lao động không được sử dụng
người lao động nữ bất kỳ độ tuổi nào làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm
mình dưới nước.
Điều 114
1- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi
sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều
kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh.
Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được
nghỉ thêm 30 ngày. Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản
được quy định tại Điều 141 và Điều 144 của Bộ luật này.
2- Hết thời gian nghỉ
thai sản quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể
nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao
động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai
sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc
chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và phải báo cho
người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn
tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc.
Điều 115
1- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ
có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm
việc ban đêm và đi công tác xa.
2- Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc,
khi có thai đến tháng thứ bảy, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm
bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3- Người lao động nữ
trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con
dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn
hưởng đủ lương.
Điều 116
1- Nơi có sử dụng lao động nữ, phải có chỗ thay
quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ.
2- ở những nơi sử dụng nhiều lao động
nữ, người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đỡ tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo
hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho lao động nữ có con ở lứa tuổi gửi trẻ, mẫu
giáo.
Điều 117
1- Trong thời gian nghỉ việc để đi khám thai, để thực hiện
biện pháp kế hoạch hoá gia đình hoặc do sảy thai; nghỉ để chăm sóc con dưới bảy
tuổi ốm đau, nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi, người lao động nữ được hưởng trợ cấp
bảo hiểm xã hội hoặc được người sử dụng lao động trả một khoản tiền bằng mức trợ
cấp bảo hiểm xã hội. Thời gian nghỉ việc và chế độ trợ cấp nói tại khoản này do
Chính phủ quy định. Trường hợp người khác thay người mẹ chăm sóc con ốm đau, thì
người mẹ vẫn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
2- Hết thời gian nghỉ thai
sản theo chế độ và cả trong trường hợp được phép nghỉ thêm không hưởng lương,
khi trở lại làm việc, người lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
Điều
118
1- Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ phải phân công người trong
bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp làm nhiệm vụ theo dõi vấn đề lao động nữ;
khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em,
phải tham khảo ý kiến của đại diện những người lao động
nữ".
--------------------------------------------------------------------------------
3.
LUAT BINH DANG GIOI nam 2006 (Trich)
Điều 40. Các hành vi vi phạm pháp
luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực
chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa,
thông tin, thể dục, thể thao, y
tế
1. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính
trị bao gồm:
a) Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử
đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị ? xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội ? nghề nghiệp vì
định kiến giới;
b)
Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh
đạo
hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
c) Đặt ra và thực
hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy
ước của
cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
2. Các hành vi
vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Cản
trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì
định
kiến giới;
b) Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ
doanh nghiệp, thương nhân
của một giới nhất định.
3. Các hành vi vi phạm
pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Áp dụng các
điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối
với cùng
một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau,
trừ
trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
b) Từ chối tuyển
dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người
lao
động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
c)
Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch
về
thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có
cùng trình
độ, năng lực vì lý do giới tính;
d) Không thực hiện các quy
định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động
nữ.
4. Các
hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
bao
gồm:
a) Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và
nữ;
b) Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính;
c) Từ
chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì
lý
do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
d) Giáo
dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.
5.
Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công
nghệ
bao gồm:
a) Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công
nghệ;
b) Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa
học và công nghệ.
6. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong
lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể
dục, thể thao bao gồm:
a) Cản trở nam, nữ
sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt
động
văn hóa khác vì định kiến giới;
b) Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các
tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức
nào để cổ vũ, tuyên truyền bất
bình đẳng giới, định kiến giới;
c) Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc
xúi giục người khác thực hiện phong tục
tập quán lạc hậu mang tính phân biệt
đối xử về giới dưới mọi hình thức.
7. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình
đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:
a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc
người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức
khỏe vì định kiến
giới;
b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép
buộc người khác phá
thai vì giới tính của thai nhi.
Điều 41. Các hành vi
vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình
1. Cản trở thành viên
trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia
định đoạt
tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
2. Không cho
phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử
dụng
tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng
các
nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
3. Đối xử bất bình đẳng
với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
4. Hạn chế việc đi học
hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.
5. Áp đặt
việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như
là
trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.
Điều 42. Các hình
thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
1. Người nào có hành vi vi
phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị
xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
2.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật".
-------------------------------------------
3. LUAT PHONG CHONG
BAO LUC TRONG GIA DINH nam 2007 (Trich).
Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống
bạo lực gia đình
1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống
bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo
dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục,
tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2. Hành vi bạo lực gia đình được phát
hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Nạn nhân
bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
4. Phát huy vai
trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng,
chống bạo lực gia đình.
Điều 4. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia
đình
1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi
bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3.
Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình,
trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực
gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quyền và
nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các
quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức
khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu
cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp
xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý,
pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và
thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định
của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin
liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có
yêu cầu.